Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế.

2. Năng lực vật lí

‒ Nhận thức vật lí: Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản; nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân.

‒ Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được các quá trình hạt nhân xảy ra trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống.

3. Phẩm chất

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

‒ Cẩn thận, chặt chẽ trong suy luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Video/hình ảnh minh hoạ hoạt động của Mặt Trời, nhà máy điện hạt nhân.

– Hình ảnh minh hoạ: phản ứng phân hạch, phản ứng dây chuyền, sơ đồ cấu tạo nhà máy điện hạt nhân, phản ứng nhiệt hạch, sự cố điện hạt nhân Fukushima I (Nhật Bản).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học

a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh/video về hoạt động của Mặt Trời, nhà máy điện hạt nhân và thảo luận: Năng lượng Mặt Trời có nguồn gốc từ đâu? Nhà máy điện hạt nhân khai thác năng lượng từ quá trình gì?

c) Sản phẩm: HS hứng thú tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV trình chiếu hình ảnh/video về hoạt động của Mặt Trời, nhà máy điện hạt nhân và nêu vấn đề: Năng lượng Mặt Trời có nguồn gốc từ đâu? Nhà máy điện hạt nhân khai thác năng lượng từ quá trình gì?

HS quan sát hình ảnh/video hoặc đọc phần Mở đầu trong SGK.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV có thể gợi ý thêm câu hỏi sau để HS suy nghĩ và thảo luận:

– Mặt Trời đã toả sáng hơn 4 tỉ năm và được dự báo sẽ tiếp tục toả sáng hơn 4 tỉ năm nữa. Mặt Trời sử dụng “nhiên liệu” gì để toả sáng?

– Bộ phận quan trọng nhất trong nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng, nơi người ta bố trí các thanh nhiên liệu. Phản ứng toả nhiệt xảy ra trong các thanh nhiên liệu có phải là phản ứng hoá học không? Vì sao?

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện một nhóm báo cáo, trình bày ý kiến.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng kết các ý kiến của HS và dẫn dắt HS rút ra kết luận: Năng lượng Mặt Trời và năng lượng được khai thác ở các nhà máy điện hạt nhân có nguồn gốc từ các quá trình biến đổi hạt nhân gọi là phản ứng hạt nhân.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại phản ứng hạt nhân

a) Mục tiêu: HS viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản và nêu được hai loại phản ứng hạt nhân.

b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận để nêu khái niệm phản ứng hạt nhân, viết đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản và nêu được hai loại phản ứng hạt nhân.

c) Sản phẩm: Khái niệm phản ứng hạt nhân, phương trình phân rã hạt nhân đơn giản, hai loại phản ứng hạt nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện những nhiệm vụ sau:

– Nêu khái niệm phản ứng hạt nhân. So sánh sự khác nhau giữa phản ứng hạt nhân và phản ứng hoá học (câu Thảo luận 2).

– Viết phương trình của phản ứng hạt nhân đơn giản.

– Trả lời câu Thảo luận 1.

– Nêu hai loại phản ứng hạt nhân.

Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận, giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý (nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện một nhóm HS nêu khái niệm phản ứng hạt nhân và trả lời câu Thảo luận 2.

– GV mời một HS viết phương trình của phản ứng hạt nhân đơn giản và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu trong phương trình.

– GV mời đại diện một nhóm HS trả lời câu Thảo luận 1.

– GV mời một HS nêu hai loại phản ứng hạt nhân.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả câu Thảo luận 1 cần đạt:

Có thể tạo ra hạt nhân vàng bằng cách bắn phá các hạt nhân khác.

Ví dụ: Dùng proton bắn phá hạt nhân Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụngc hoặc dùng electron bắn phá hạt nhân Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụngc

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụngc

– Kết quả câu Thảo luận 2 cần đạt:

Sự khác nhau cơ bản giữa phản ứng hạt nhân và phản ứng hoá học là:

+ Trong phản ứng hạt nhân có sự biến đổi nguyên tố (biến đổi hạt nhân), trong phản ứng hoá học không có sự biến đổi nguyên tố (chỉ biến đổi phân tử).

+ Trong phản ứng hoá học, khối lượng nghỉ được bảo toàn; trong phản ứng hạt nhân, không có sự bảo toàn khối lượng nghỉ.

– Đại diện một nhóm HS nêu khái niệm phản ứng hạt nhân và trả lời câu Thảo luận 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– Một HS viết phương trình của phản ứng hạt nhân đơn giản lên bảng và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu trong phương trình.

– Đại diện một nhóm HS trả lời câu Thảo luận 1. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

– Một HS nêu hai loại phản ứng hạt nhân.

Kết luận:

GV tổng hợp lại các ý kiến của HS, dẫn dắt HS rút ra kết luận về khái niệm phản ứng hạt nhân, phương trình phân rã hạt nhân đơn giản, hai loại phản ứng hạt nhân.

Kiến thức trọng tâm:

Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.

Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụngc

Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối trong phản ứng hạt nhân

a) Mục tiêu: HS viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản dựa vào định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối trong phản ứng hạt nhân.

b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận về định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn
số khối trong phản ứng hạt nhân và viết phương trình phân rã hạt nhân đơn giản.

c) Sản phẩm: Định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số nucleon; phương trình phân rã hạt nhân đơn giản.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận và nêu định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối trong phản ứng hạt nhân.

– Sau đó, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS
trả lời câu Thảo luận 3 và câu Luyện tập trang
106 SGK.

Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận, giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý (nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học