Giáo án Toán 7 Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: HS được làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2. Kĩ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ: Liên hệ với các bài toán có nội dung thực tế.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ toán học. 

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ, MTBT

2. Học sinh: Sgk, xem trước bài mới, máy tính bỏ túi.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu

Thu thập các số liệu thống kê, Biết cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu cho một cuộc điều tra nhỏ

2. Dấu hiệu.

Từ bảng số liệu thống kê ban đầu biết được:

- Dấu hiệu điều tra;

- Đơn vị điều tra;

- Giá trị của dấu hiệu;

- Dãy giá trị của dấu hiệu;

3. Tần số của mỗi giá trị.

Từ bảng số liệu thống kê ban đầu xác định được tần số của mỗi giá trị.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: Không

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (3’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, ...

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV cho HS quan sát nhanh một bảng thống kê mà GV đã chuẩn bị và sau đó trình bày một số ý ở phần mở đầu.

HS quan sát, lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu   (10’)

(1) Mục tiêu: HS được làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung)

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: HS cơ bản nắm được cấu tạo, nội dung của một bảng số liệu thống kê ban đầu.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

2. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:

Ví dụ 1: Sgk/4

Các số liệu được ghi lại trong bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.

?1

Giáo án Toán 7 Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số mới nhất

+ Chú ý: Sgk/5

GV giới thiệu ví dụ 1: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu TKBĐ (bảng 1)

GV cho HS làm ?1:

GV yêu cầu HS cho biết cách tiến hành điều tra cũng như cấu tạo bảng;

GV: Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu TKBĐ có thể khác nhau. Ví dụ: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương (đơn vị nghìn người) và giới thiệu bảng 2 cho HS

HS đọc ví dụ 1 và quan sát bảng 1 Sgk;

HS nghe giảng;

HS quan sát bảng 1 để  lập bảng số liệu thống kê ban đầu khi điều tra số con trong từng gia đình trong xóm, …

HS quan sát bảng 2 và nghe giảng;

Năng lực hợp tác

HOẠT ĐỘNG 3. Dấu hiệu    (12’)

(1) Mục tiêu: HS biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: HS xác định được dấu hiệu của một bảng điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

3. Dấu hiệu:  

a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra.

?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.

Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu; thường được kí hiệu bằng chữ in hoa: X, Y…

Ví dụ: dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.

?3 Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.

b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:

* Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu  kí  hiệu là x

* Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra, kí hiệu  N

* Các giá trị ở cột thứ 3 (ví dụ 1) gọi là dãy giá trị của dấu hiệu  X

?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.

H: Nội dung điều tra trong  bảng 1 là gì?

H: Số cây trồng được của mỗi lớp trong bảng 1 gọi là dấu hiệu. Vậy dấu hiệu là gì?

GV giới thiệu kí hiệu dấu hiệu;

Còn mỗi lớp được gọi là một đơn vị điều tra;

H: trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?

GV: Giới thiệu ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu

H: Ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị? hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu? Có nhận xét gì về số các giá và số đơn vị điều tra? GV: G.thiệu số các giá trị thường được k.hiệu N

H: Các giá trị ở bảng 1 được ghi ở cột thứ mấy? GV: Giới thiệu cột các giá trị đó là dãy giá trị của dấu hiệu X

H: Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị? Hãy đọc dãy giá trị của X.

HS: trả lời;

HS: nghe giảng và trả lời;

HS nghe giảng;

HS trả lời;

HS nghe giảng;

HS trả lời: bằng nhau

HS trả lời: Cột thứ 3 từ trái sang

HS trả lời;

Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực tự học

HOẠT ĐỘNG 4. Tần số của mỗi giá trị  (10’)

(1) Mục tiêu: HS biết được thế nào là tần số của giá trị.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk,

(5) Sản phẩm:  HS xác định được tần số của mỗi giá trị

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

4. Tần số của mỗi giá trị:

?5 Có 4 số khác nhau đó là: 28, 30, 35, 50

?6 Giá trị 30 xuất hiện 8 lần. Giá trị 28 xuất hiện 2 lần. Giá trị 50 xuất hiện 3 lần.

ĐN: Mỗi giá trị có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.

x: giá trị của dấu hiệu;

n: tần số của giá trị;

?7 Có 4 giá trị khác nhau:

Giáo án Toán 7 Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số mới nhất

Ghi nhớ: Sgk/6

Chú ý: Sgk/7

GV cho HS tiếp tục quan sát bảng 1;

H: có bao nhiêu số khác nhau trong cột “số cây trồng được”? Nêu cụ thể các số khác nhau đó.

H: có bao nhiêu lớp (đơn vị) trồng được 30 cây (hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X)? Hãy trả lời câu hỏi tương tự như vậy đối với các giá trị 28, 50.

GV: từ đó hướng dẫn HS đưa ra định nghĩa: Tần số của giá trị;

GV giới thiệu: giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x; tần số của giá trị thường được kí hiệu là n.

GV: trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau? Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng.

GV giới thiệu phần ghi nhớ (đóng khung) và “Chú ý” trong Sgk.

HS quan sát và trả lời các câu hỏi của GV;

HS nghe giảng;

HS: trả lời;

HS đọc;

Năng lực sáng tạo

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

(1) Mục tiêu:  HS vận dụng kiến thức đã học vào bài tập

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk

(5) Sản phẩm:  Bài làm của học sinh

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

Bài 2 sgk/7:

Dấu hiệu: Thời gian bạn An đi từ nhà đến trường trong 10 ngày.

Dấu hiệu có 10 giá trị.

Có 04 giá trị khác nhau.

Tần số của 17 phút là 1

Tần số của 18 phút là 3

Tần số của 19 phút là 3

Tần số của 20 phút là 2

Tần số của 21 phút là 1

GV: yêu cầu HS làm bài tập số 2 sgk.

H: Cho biết dấu hiệu của bảng điều tra?

H: Dấu hiệu đó có bao nhiêu giá trị?

H: Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy các giá trị?

H: Viết tần số của các giá trị khác nhau đã tìm?

HS: Làm bài tập 2 vào vở.

HS: Trả lời các câu hỏi

Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)

- Cần nắm được cách lập dược 1 bảng số liệu thống kê (đơn giản); các khái niệm: dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số và cách tìm tần số của mỗi giá trị.

- BTVN: 1, 2, 3, 4 tr 8, 9 SGK.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

GV hướng dẫn HS các bước tìm tần số:

Câu 1: Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (MĐ1)

Câu 2:  Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.

(có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với số đơn vị điều tra, nếu không bằng nhau thì kết quả tìm được là sai).  (MĐ2)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học