Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 8-9 mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành tính toán cho học sinh.

3. Thái độ: Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, giải quyết các bài toán thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ

2. Học sinh: Sgk, thước chia khoảng, bảng phụ, MTBT.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu

Biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu.

2. Dấu hiệu.

Tìm được dấu hiệu của điều tra

3. Tần số của mỗi giá trị.

Tìm tần số của mỗi giá trị.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: (5')

HS1: Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ.

(Nêu khái niệm chính xác được 6đ, lấy ví dụ chính xác 4đ).

HS2: Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ.

(Nêu khái niệm chính xác được 6đ, lấy ví dụ chính xác 4đ).

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (2’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn

(5) Sản phẩm:  Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Ở tiết học trước các em đã được làm quen với môt số khái niệm về môn khoa học thống kê: Dấu hiệu, tần số, giá trị của dấu hiệu, ... Tiết học hôm nay các em sẽ được luyện tập để khắc sâu hơn kiến thức đã học.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập     (32’)

(1) Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn,

(5) Sản phẩm:  Bài làm của học sinh.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

1. Bài tập 3.Sgk/8

a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7.

b) Số các giá trị của dấu hiệu là 20. Số các giá trị khác nhau là 5.

c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7

Tần số tương ứng: 2; 3; 8; 5

2. Bài tập 4.Sgk/9

a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.

Có 30 giá trị.

b) Có 5 giá trị khác nhau.

c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102.

Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4;3

3. Bài tập 2.SBT/3

a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng.

b) Có 30 bạn tham gia trả lời.

c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất.

d) Có 9 mầu được nêu ra.

e) Đỏ có 6 bạn thích. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích. Vàng có 5 bạn thích. Tím nhạt có 3 bạn thích. Tím sẫm có 3 bạn thích. Xanh nước biển có 1 bạn thích. Xanh lá cây có 1 bạn thích. Hồng có 4 bạn thích.

4. Bài tập 3.SBT/4

- Bảng còn thiếu tên đơn vị, lượng điện đã tiêu thụ

GV: Đưa bài tập 3.

GV: Tương tự bảng 5, học sinh tìm bảng 6.

GV: Đưa nội dung bài tập 4.

GV: Yêu cầu lớp làm theo nhóm, thu bài  của một vài nhóm và sửa bài.

GV: Đưa nội dung bài tập 2

GV: Yêu cầu học sinh theo nhóm.

GV: Thu bài của các nhóm

GV: Đưa nội dung bài tập 3. Lưu ý: Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ.Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế.

HS:  Đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán.

HS: Đọc đề bài tập 4.Sgk/9

HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.

HS:  Đọc nội dung bài toán

HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.

HS:  Đọc bài tập 3.SBT/4

HS: 1 học sinh trả lời câu hỏi.

Năng lực tự học và tính toán.

Năng lực  sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

Năng lực  sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: Đã thực hiện ở mục B

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: (5’)

(1) Mục tiêu: Vận dụng thực tế để viết công thức của hàm số.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, KT động não.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Sgk

(5) Sản phẩm:  Bài làm của học sinh.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

- Làm bài tập sau: Bảng điểm kiểm tra toán học kì II của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:

Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 8-9 mới nhất

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu và viết tần số tương ứng của chúng.

HS: Nghe giáo viên hướng dẫn và làm bài vào vở.

Năng lực giao tiếp, hợp tác

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)

- Xem lại các bài tập đã làm.

- Chuẩn bị trước bài mới: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Làm bài tập (MĐ2, 3): Bảng điểm kiểm tra toán học kì II của học sinh lớp 7A được cho ở bảng như sau:

Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 8-9 mới nhất

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu và viết tần số tương ứng của chúng.

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học