Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải nắm được cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch

2. Kỹ năng: Biết làm các bài toán thực tế

3. Thái độ: Tích cực chủ động sáng tạo trong học tập

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

Mục tiêu: HS nhớ lại định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch biết vận dụng để làm bài tập

Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân ,HĐ nhóm

Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân,thực hiện các yêu cầu sau vào vở

- Định nghĩa 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Chữa bài tập 15 SGK

-Nêu tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Bài tập: Cho x và y là 2

đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 7 thì y = 10

a, Tìm hệ số tỉ lệ

b, Biểu diễn y theo x

c, Tính y biết x = 5, x = 4

- Sau đó kiểm tra bài theo vòng tròn báo cáo nhóm trưởng (bàn)

+ Kiểm tra kết quả và cách làm của một nhóm nhanh nhất

+ Xác nhận HSHS làm đúng hoặc hướng dẫn trợ giúp HS làm (nói) chưa đúng

+ Cử HS đi kiểm tra hỗ trợ các nhóm, các bạn khác theo cách vừa kiểm tra

GV: Dẫn dắt vào bài mới

Nhiệm vụ 1:

- HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu vào vở

- Nhóm trưởng phân công đổi bài kiểm tra theo vòng tròn

- Báo cáo nhóm trưởng kết quả

- Giải thích được cách làm bài của mình

- HS (đã được GV chỉ định) kiểm tra hỗ trợ chéo nhóm báo cáo GV kết quả

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Bài toán 1 (10 phút)

Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch và biết vận dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch để làm bài toán 1

Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

Sản phẩm: Hoàn thành bài toán 1

Nhiệm vụ 1:

-GV: YC HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán 1. GV ghi bảng

-GV YC HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau để tìm lời giải bài toán

+ Khi quãng đường không đổi có nhận xét gì về 2 đại lượng vận tốc và thời gian?

+ Khi đó ta có tỉ lệ thức nào?

+Tính t2?

+ Nếu v2 = 0,8 v1 thì  t2  bằng bao nhiêu?

- GV YC 1 nhóm trình bày bài làm

GV nhận xét

- HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán1. HS ghi vở

- HS hoạt động nhóm

- 1 nhóm đại diện trình bày các nhóm khác đối chiếu nhận xét

1. Bài toán 1

Cho: t1  = 6 (h)

         v2 = 1,2v1

          t2 = ?

Do quãng đường không đổi thì v, t là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Vậy nếu đi với vận tốc  mới thì ô tô đó đi từ A đến B hết 5h

Hoạt động 2: Bài toán 2 (10 phút)

Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch và  biết vận dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch để làm bài toán 2

Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm đôi, nhóm lớn

Sản phẩm: Hoàn thành bài toán 2

- GV: Treo bảng phụ ghi đề

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS tóm tắt 

- Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là: x1, x2, x3, x4 (máy) ta có điều gì?

- Cùng 1 công việc như nhau giữa số máy cày và số ngày hoàn thành công việc quan hệ  như thế nào ?

- Áp dụng tính chất 1 của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch ta có các tích nào bằng nhau ?

- Biến đổi các tích bằng nhau này thành dãy tỉ số bằng nhau ?

- GV: Gợi ý:

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

- GV: Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm các giá trị x1; x2; x3; x4

- GV cho HS làm?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cử đại diện 1 nhóm trình bày trên bảng phụ

- Cho các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét

- HS đọc đề bài

- HS làm việc cá nhân chia sẽ thông tin cặp đôi (hoặc vòng tròn)

- HS:Bốn đội có 36 máy cày

Đội I: xong trong 4 ngày

Đội II: xong trong 6 ngày

Đội III: xong trong 10 ngày

Đội IV: xong trong 12 ngày

Hỏi mỗi đội có ? máy.

- HS: x1 + x2 + x3 + x4 = 36

- HS: Cùng 1 công việc như nhau giữa số máy cày và số ngày hoàn thành công việc tỉ lệ nghịch với nhau

- HS: 4x1 = 6x2 = 10x3 = 12x4

- HS:

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

- HS lắng nghe

- HS:

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

- HS tìm hiểu đề

- HS lên bảng trình bày bằng bảng phụ, thuyết trình ý kiến

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Vậy x tỉ lệ thuận với z

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Vậy x và z tỉ lệ nghịch

- Các nhóm khác chú ý lắng nghe đưa ra nhận xét.

2. Bài toán 2

Bốn đội : 36 máy cày

Đội 1 : 4 ngày

Đội 2 : 6 ngày

Đội 3 : 10 ngày

Đội 4 : 12 ngày

Hỏi mỗi đội có ? máy

Giải

 

Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là : x1, x2, x3, x4

Ta có: x1 + x2 + x3 + x4 = 36

Vì số máy tỉ lệ nghịch với số ngày hoàn thành công việc nên ta có: 4x1 = 6x2 = 10x3 = 12x4

Hay

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Số máy của bốn đội lần lượt là 15, 10, 6, 5.

C. Hoạt động luyện tập (5 phút)

Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận để làm ?

Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm

Sản phẩm: Hoàn thành YC của GV đề ra

Nhiệm vụ 1: làm ?

GV: Ở ý a, cho biết mối quan hệ giữa x, z. Biết x, y là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, y và z cũng là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

+ Viết CT biểu thị mối quan hệ giữa x và y, y và z ? Từ đó cho biết mối quan hệ giữa x, y và z

GV YC HS hđ nhóm đôi

GV gọi HS trả lời gọi 1 HS lên bảng trình bày

- Tương tự đối với ý b,

GV kết luận.

Nhiệm vụ 2: GV YC HS làm bài 16 SGK tr60

YC HS làm việc nhóm đôi

HS trả lời

HS hđ nhóm đôi

1 HS đại diện nhóm lên bảng làm HS dưới lớp làm vào vở

HS làm việc nhóm đôi để tìm ra lời giải

?2

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Vậy x và z tỉ lệ nghịch

Bài 16 sgk/60

a, x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì 1.120 = 2.60 = 4.30 = 5.24 = 8.15

b, x và y không tỉ lệ nghịch với nhau vì 5.12,5 ≠ 6.10

D. Hoạt động vận dụng (10 phút)

Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch và  biết vận dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch để làm bài toán

Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân

Sản phẩm:Hoàn thành YC của GV đề ra

- GV YC HS đọc đề bài và tóm tắt bài 18 sgk/61

- GV YC HS làm việc cá nhân

- Cùng 1 công việc có nhận xét gì về số người làm và thời gian hoàn thành công việc ?

- Theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có điều gì ?

GV kết luận.

- HS đọc đề bài và tóm tắt

- HS là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

HS: Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Bài 18 sgk/61

3 người làm hết 8 giờ

12 người làm hết? giờ

Giải

Cùng 1 công việc, số người và thời gian hoàn thành công việc là 2 đại lượng tỉ lệ

Ta có:  

Giáo án Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất

Vậy 12 người làm hết 2 giờ

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu: Khuyến khích HS tìm tòi phát hiện một số tình huống giải bài toán có lời và giải các bài toán thực  tế

Hình thức hoạt động: Hđ cá nhân ,cặp đôi khá giỏi

Sản phẩm: HS đưa ra được đầu bài hoặc tình huống nào có lên quan dến bài học

Giao nhiệm vụ cho HS khá giỏi khuyến khích cả lớp cùng thực hiện

Từ bài 19 đưa ra đề bài tương tự

- Dặn dò: xem lai các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch làm bài tập 19, 20, 21 SGK và 25, 26, 27 SBT

Cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên, thảo luận cặp đôi để chia sẻ góp ý trên lớp, về nhà

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học