Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 70-71 mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố hai định lý thuận và đảo về tính chất tia phân giác của góc; tập hợp các điểm nằm bên trong góc và cách đều hai cạnh của một góc.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và trình bày bài chứng minh.
3.Giáo dục: Giáo dục tính cẩn thận, óc tư duy sáng tạo.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Củng cố định lý về tính chất tia phân giác của góc 5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, thước hai lề. Bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Làm bài tập đã cho, bìa cứng có dạng một góc, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Định lý về tính chất các điểm thuộc tia phân giác |
Biết tính chất các điểm thuộc tia phân giác của một góc. |
Hiểu định lý về điểm thuộc tia phân giác của một góc. |
||
2. Định lý đảo |
Chứng minh được điểm thuộc tia phân giác của một góc. |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
H: Vẽ , dùng thước hai lề vẽ tia phân giác của .
Phát biểu định lí về tính chất các điểm thuộc tia phân giác của một góc?
Đáp án: Vẽ chính xác hình (5đ)
Phát biểu đúng tính chất (5đ)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Tiết học trước các em đã nắm được hai định lý thuận và đảo về tính chất tia phân giác của góc, tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập để củng cố kiến thức cho bài học thông qua việc giải một số bài tập. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. (32’) (1) Mục tiêu: Củng cố định lý về tính chất tia phân giác của góc (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện k.thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
|||
1. Bài tập 33/70: a) Ta có: b) Nếu M thuộc đường thẳng Ot thì M ≡ O hoặc M ∈ Ot, hoặc M ∈ tia đối của tia Ot. - Nếu M ≡ O thì k /c từ M đến xx’ và yy’ bằng nhau (cùng = 0) - Nếu M ∈ Ot thì M cách đều hai tia Ox và Oy, do đó M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’. - Nếu M ∈ tia đối của tia Ot thì M cách đều hai tia Ox’ và Oy’, do đó M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’. c) Nếu M cách đều xx’ và yy’ thì M cách đều Ox và Oy, do đó M ∈ Ot; hoặc M cách đều Ox, Oy’. Do đó M ∈ Ot’ hoặc M cách đều Ox’, Oy’. do đó M thuộc tia đối của tia Ot; hoặc M cách đều Ox’, Oy, do đó M thuộc tia đối của tia Ot’. Vậy trong mọi trường hợp M luôn thuộc đường thẳng Ot hoặc Ot’. d) Khi M ≡ O ⇒ khoảng cách từ M đến xx’ và yy’ bằng 0. e) Tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’ và yy’ là hai đường phân giác Ot và Ot’ của hai cặp góc đối đỉnh được tạo thành từ xx’ và yy’. |
GV: Nêu bài 33 tr 70 SGK GV: Vẽ hình lên bảng, gợi ý và hướng dẫn HS chứng minh. GV: yêu cầu HS chứng minh miệng câu a. GV: ghi lời giải câu a GV: vẽ tia Ox’ là tia đối của tia Ox, vẽ phân giác Os của góc x’Oy’ và phân giác Os’ của góc x’Oy. H: Hãy kể tên các cặp góc kề bù khác trên hình và tính chất các tia phân giác của chúng. H: Vậy Ot và Os là hai tia như thế nào? Tương tự với Ot’ và Os’? GV: chứng minh miệng câu b. H: Nếu M thuộc đường thẳng Ot thì M có thể ở những vị trí nào? GV: Yêu cầu HS chứng minh cho từng trường hợp. H: Nhận xét gì về tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’ và yy’? GV: nêu bài 34 tr 71 SGK GV: yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL |
HS làm bài 33 tr 70 SGK HS: Vẽ hình theo hướng dẫn GV. HS: chứng minh câu a HS: làm vào vở HS: vẽ hình vào vở HS: kể tên các cặp góc kề bù trên hình vẽ. HS: Tia Ot và Os làm thành một đường thẳng; Ot’ và Os’làm thành một đường thẳng (hoặc hai tia đối nhau) HS: M O hoặc M thuộc tia Ot hoặc M thuộc tia Os. HS: chứng minh cho từng trường hợp . HS: trình bày chứng minh HS: nêu nhận xét HS: lên bảng vẽ hình ghi GT, KL HS: vẽ hình vào vở |
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính tốn, giao tiếp, làm chủ bản thân. |
2. Bài tập 34/71: Chứng minh: a) Xét ∆AOD và ∆COB có; OA = OC (gt); chung. OD = OB (gt) Do đó ∆AOD=∆COB (c.g.c) Suy ra AD = BC (2 cạnh t/ứ). b) Từ ý a) suy ra: Mặt khác AB = OA – OB = OC – OD = CD Vậy ∆AIB = ∆CID (g.c.g) ⇒ IA = IC; IB = ID. c) ∆OAI = ∆OCI (c.c.c) ⇒ Suy ra OI là tia phân giác của góc xOy (đpcm). |
H: để chứng minh BC = AD ta thường quy về chứng minh điều gì? GV: yêu cầu HS khác trình bày miệng câu a GV: gợi ý HS chứng minh câu b bằng cách phân tích đi lên. GV cho HS làm vào vở GV: yêu cầu HS lên bảng trình bày GV cho HS: nhận xét GV: yêu cầu HS phân tích tìm cách chứng minh câu c. GV: nhận xét |
HS: chứng minh ∆OAD = ∆OCB HS: trình bày miệng câu a HS: lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý HS: làm vào vở HS: một em lên bảng trình bày HS: nhận xét HS: nêu phân tích HS: trình bày chứng minh. HS: nhận xét |
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính tốn, giao tiếp, làm chủ bản thân. |
C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: Đã thực hiện ở phần B
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: (5’)
(1) Mục tiêu: Vận dụng định lí vào giải các bài tập mang tính tư duy
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: HS thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai môn Toán học và Vật lí.
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát tìm hiểu về phản xạ ánh sáng: Ta có thí nghiệm sau: Dùng đèn pin chiếu một tia tới lên một gương phẳng. đặt vuông góc với mặt bàn (như hình minh hoạ sau). Tia này đi là là trên mặt bàn, khi gặp gương tia sáng bị hắt lại, cho một tia gọi là tia phản xạ. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc tới bằng góc phản xạ. (Pháp tuyến của gương chính là đường thẳng vuông góc với mặt gương) Khi đó pháp tuyến chính là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ. |
GV mô tả thí nghiệm trên máy chiếu HS quan sát lắng nghe. |
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’)
- Nắm vững các định lí về tính chất tia phân giác của góc.
- Xem lại những bài tập đã làm, làm bài tập 35/71. Bài tập 44/29 sbt.
- Mỗi HS chuẩn bị một tam giác bằng giấy cho tiết học sau.
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 67
- Giáo án Toán 7 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 70-71
- Giáo án Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)