Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì? - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Củng cố các kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

– Vận dụng giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến vận tốc, quãng đường, thời gian.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Bộ đồ dùng học số, thẻ từ.

HS: Bộ đồ dùng học số.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV cho HS chơi “Đố bạn”. GV tổ chức cho các nhóm đố nhau các nội dung:

+ Công thức tìm vận tốc, quãng đường, thời gian;

+ Các đơn vị phù hợp khi sử dụng các công thức

→GV giới thiệu bài.

– HS thực hiện theo yêu cầu.

II. Luyện tập – Thực hành

Bài 1:

– Khi sửa bài, GV gọi từng HS nêu câu trả lời cho mỗi câu và cho cả lớp nhận xét.

– GV hệ thống về sự liên quan giữa các công thức.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì? | Chân trời sáng tạo

Bài 2:

– Sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, khuyến khích HS nêu cách thực hiện phép tính.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

a) nhân với  b) chia cho  c) chia cho

– HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu.

– HS thực hiện, rồi chia sẻ nhóm đôi.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì? | Chân trời sáng tạo

– HS nêu cách thực hiện phép tính.

Ví dụ:

t = s : v →81 : 36 = 2,25 (giờ)

2,25 giờ = 2 giờ 15 phút

– HS nhắc lại tên các dơn vị đo tương ứng ở mỗi cột.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 3:

– Sửa bài, HS trình bày bài giải. GV khuyến khích HS nêu công thức và cách thực hiện.

– GV nhận xét và hệ thống lại những điều cần lưu ý về các đơn vị đo.

Bài 4:

–Sửa bài, HS nêu kết quả, GVkhuyến khích HS nêu cách thực hiện các phép tính.

Bài 5:

– Sửa bài, HS nêu kết quả, GV khuyến khích HS giải thích cách làm và đơn vị đo phù hợp.

– GV kết luận thời gian quả bóng bay chưa đến 1 giây.

– HS đọc yêu cầu, nhận biết cái đã cho và cái phải tìm.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

Bài giải

20 phút = 13 giờ

45 x 13 = 15

Quãng đường đua đó dài 15 km.

– HS nêu công thức và cách thực hiện.

s = v × t → Thời gian phải chuyển đổi thành đơn vị giờ cho phù hợp với đơn vị vận tốc.

– HS đọc đề và tìm hiểu nội dung.

– HS nhận biết yêu cầu: Tìm vận tốc bay của con chim theo đơn vị ki-lô-mét trên giờ.

– HS thực hiện cá nhân, sau đó chia sẻ nhóm đôi.

Bài giải

24 phút = 25 giờ

48 : 25 = 120

Vận tốc của con chim là 120 km/giờ.

– HS nêu cách thực hiện các phép tính.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

Bài giải

22,5 : 25 = 0,9

Thời gian quả bóng bay là 0,9 giây.

– HS giải thích cách làm và đơn vị đo phù hợp.

Ví dụ: Vận tốc (m/giây) và quãng đường (m)

→Thời gian (giây).

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV có thể tổ chức cho HS hát múa tạo bầu khí lớp học vui tươi.

– HS hát múa tạo bầu khí lớp học vui tươi.

II. Luyện tập – Thực hành

– GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn?”.

GV nêu yêu cầu, ví dụ:

s = 150 m và t = 5 giây →v = ?

– HS nhẩm và viết kết quả vào bảng con. 30 m/giây

– HS nói cách tính.

Tổ có các bạn làm đúng hết và nhanh nhất thì thắng cuộc.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 6:

– GV gợi ý

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Tìm vận tốc dòng nước dựa vào đâu?

+ Thời gian và quãng đường của dòng nước đề bài cho biết chưa?

+ Cần lưu ý gì về đơn vị đo phù hợp với yêu cầu của bài?

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.

Bài 7:

– GV gợi ý giúp HS tìm được cách giải.

+ Bài toán hỏi gì?

→ Cần phải biết gì?

+ Để tìm thời gian đi (chạy) phải dựa vào đâu?

+ Để tìm thời gian về (đi bộ) phải dựa vào đâu?

– Khi sửa bài, GV gọi HS nêu kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm.

Bài 8:

– GV có thể gợi ý cho HS tóm tắt để suy luận cách giải như sau:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì? | Chân trời sáng tạo

+ Bài toán hỏi gì?

+ Cần phải biết gì?

+ Để tìm quãng đường đã đi cần dựa vào đâu?

+ Tìm thời gian đi dựa vào đâu?

– Sửa bài.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.

+ Vận tốc dòng nước là bao nhiêu mét trên giây?

• Chiếc lá trôi trên dòng nước trong 1 phút.

• Được quãng đường dài 150 m.

+ Thời gian và quãng đường.

+ Dòng nước đẩy chiếc lá trôi trong 1 phút trên quãng đường dài 150 m.

+ Thời gian: Giây → Chuyển đổi phút sang giây.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

Bài giải

1 phút = 60 giây

150 : 60 = 2,5

Vận tốc dòng nước là 2,5 m/giây.

– HS giải thích cách làm.

– HS nhận biết yêu cầu. (Thay .?. bằng số thích hợp.)

– HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết cái đã cho và cái phải tìm.

+ Chạy: nhà →cổng làng:

s = 1,2 km; v = 8 km/giờ.

+ Đi bộ: cổng làng → nhà:

s = 1,2 km; v = 4 km/giờ

+ Xuất phát lúc: 6 giờ 45 phút.

+ Kết thúc: ? giờ ? phút.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 86: Em làm được những gì? | Chân trời sáng tạo

– HS tìm cách giải.

+ Khi về nhà đồng hồ chỉ mấy giờ?

→ Thời điểm xuất phát, thời gian cả đi và về.

+ s = 1,2 km; v = 8 km/giờ

+ s = 1,2 km; v = 4 km/giờ

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

7 giờ 12 phút

– HS giải thích cách làm.

1,2 : 8 = 0,15

0,15 giờ = 9 phút

1,2 : 4 = 0,3

0,3 giờ = 18 phút

9 + 18 = 27

Thời gian cả đi và về là 27 phút.

6 giờ 45 phút + 27 phút = 7 giờ 12 phút

Lúc về đến nhà đồng hồ chỉ 7 giờ 12 phút.

– HS tìm hiểu bài, nhận biết cái đã cho và cái phải tìm.

– HS thảo luận nhóm bốn tìm cách giải.

a)

+ Lúc 9 giờ xe máy còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét?

+ Quãng đường AB và quãng đường đã đi.

+ v = 48 km/giờ và thời gian đi.

+ Khoảng thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ.

– HS trình bày bài giải và chia sẻ cho các bạn trong nhóm.

Bài giải

9 giờ – 7 giờ 30 phút = 1 giờ 30 phút

1 giờ 30 phút = 1,5 giờ.

Khoảng thời gian đi từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ là 1,5 giờ.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học