Giáo án Toán lớp 5 Bài 78: Cộng số đo thời gian - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Yêu cầu cần đạt
– HS thực hiện được phép cộng số đo thời gian.
– Vận dụng phép cộng số đo thời gian để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Bộ đồ dùng học số; thẻ từ, bảng cho nội dung bài học; đồng hồ để bàn.
HS: Bộ đồ dùng học số, đồng hồ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV cho HS chơi “Bước đi trong tiếng đếm”. + GV nhìn vào HS bước gần bạn A nhất và hỏi: Để đi từ vạch xuất phát đến vị trí này thì em đã bước trong khoảng mấy giây? Ta có thể tính nhẩm dễ dàng. – GV giới thiệu bài. |
– Một HS (chẳng hạn, bạn A) quay mặt vào tường. + Lần thứ nhất bạn A đập tay 1, 2, 3 vào tường, HS bên dưới bước gần lên phía sau bạn A, không để bạn A nhìn thấy. Khi kết thúc nhịp đếm số 3, bạn A quay lại để bắt HS nào còn đang bước. + Lần thứ hai bạn A quay mặt vào tường và tiếp tục nhịp 1, 2, 3, 4 rồi quay lại để bắt HS còn đang bước. Khoảng 7 giây (vì 3 + 4= 7). – HS quan sát hình ảnh phần Khởi động, viết phép tính để tìm thời gian đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Cần Thơ (bảng con). |
II. Khám phá – Hình thành kiến thức mới: Cộng số đo thời gian | |
Ví dụ 1: 1 giờ 9 phút + 2 giờ 27 phút = ? – Ta phải thực hiện phép cộng hai số đo thời gian. Mỗi số đo có mấy đơn vị, đó là các đơn vị nào? – Để thuận tiện cho việc tính toán, ta có thể đặt tính. – GV hướng dẫn cách đặt tính và tính. + Đặt tính thẳng cột theo từng loại đơn vị (giờ dưới giờ, phút dưới phút). GV viết trên bảng lớp: + Tính riêng theo từng đơn vị. GV viết trên bảng lớp: Vậy: 1 giờ 9 phút + 2 giờ 27 phút = ? Ví dụ 2: 17 phút 25 giây + 8 phút 45 giây = ? – GV hệ thống lại cách đặt tính và tính. Đặt tính rồi tính:
– GV đặt vấn đề: + Thông thường, người ta có nói 25 phút 70 giây không? + Ta sẽ nói thế nào? + GV hướng dẫn HS viết tiếp:
Vậy: 17 phút 25 giây + 8 phút 45 giây = ? – GV hướng dẫn để HS nhận xét: + Đặt tính và tính thế nào? + Nếu kết quả xuất hiện số đo: Lớn hơn 60 giây →Làm gì? Lớn hơn 60 phút →Làm gì? Lớn hơn ? giờ → Đổi? Lớn hơn ? tháng → Đổi? |
Hai, giờ và phút. – HS thảo luận nhóm đôi về cách đặt tính rồi trình bày. – HS viết trên bảng con: – HS viết trên bảng con: 1 giờ 9 phút + 2 giờ 27 phút = 3 giờ 36 phút. – HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện đặt tính rồi tính (bảng con). Đặt tính rồi tính:
+ Không. + 26 phút 10 giây. – HS giải thích: 60 giây = 1 phút, 70 giây > 60 giây 70 giây = 60 giây + 10 giây = 1 phút 10 giây Từ đó: 25 phút 70 giây = 26 phút 10 giây. + HS viết trên bảng con:
17 phút 25 giây + 8 phút 45 giây = 26 phút 10 giây + Đặt tính và tính theo từng loại đơn vị. Đổi ra phút. Đổi ra giờ. Lớn hơn 24 giờ → Đổi ra ngày. Lớn hơn 12 tháng → Đổi ra năm. |
III. Luyện tập – Thực hành | |
Thực hành Bài 1: – GV tổ chức cho HS làm từng bài vào bảng con để kiểm tra mức độ hiểu biết của HS khi thực hiện phép cộng số đo thời gian. Lưu ý phần đổi đơn vị đo thời gian. – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nêu lại cách cộng số đo thời gian. Bài 2: – GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ nhóm đôi để xác định mức độ biết – hiểu của HS. Lưu ý phần đổi đơn vị đo thời gian. – Khi sửa bài, GV gọi từng cá nhân lên sửa bài, GV khuyến khích HS nêu lại cách cộng số đo thời gian và cách đổi đơn vị đo thời gian. Lưu ý: GV có thể đọc từng phép tính, HS tính nhẩm và thực hiện vào bảng con. |
– HS thực hiện cá nhân. – HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ nhóm đôi. a) 1 giờ 30 phút + 30 phút = 2 giờ b) 4 phút 50 giây + 10 giây = 5 phút c) 2 ngày 18 giờ + 6 giờ = 3 ngày d) 1 năm 4 tháng + 8 tháng = 2 năm |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh hơn?”. GV đọc phép tính cộng số đo thời gian, ví dụ: Đặt tính rồi tính: 2 phút 40 giây + 3 phút 30 giây ... |
– HS thực hiện vào bảng con. |
II. Luyện tập – Thực hành | |
Luyện tập Bài 1: – Khi sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày cách làm. Lưu ý: GV có thể đọc từng ý cho HS nêu kết quả và phép tính trên bảng con. |
– HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu. – HS thực hiện cá nhân (viết phép tính trên bảng con), sau đó chia sẻ nhóm đôi. a) 8 giờ 5 phút b) 3 phút 27 giây – HS trình bày cách làm. Ví dụ: a) 7 giờ 30 phút + 35 phút = 7 giờ 65 phút (hay 8 giờ 5 phút). … |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)