Giáo án Toán lớp 2 Mét - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

TUẦN 27

CHỦ ĐỀ 5. CÁC SỐ ĐẾN 1000

MÉT (2 TIẾT)

TIẾT 1

1. Yêu cầu cần đạt:

­ Năng lực:

 Năng lực chung:

- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

 Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước mét.

- So sánh độ dài của gang tay với 1 m.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét; mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

­ Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

2. Đồ dùng dạy học:

­ GV:

- SGK, thước mét.

­ HS: SGK, vở ghi, bút viết, bảng con.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động, kết nối: (5 phút)

 

 Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

 

 Cách tiến hành:

 

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn.

- Cả lớp chơi trò chơi Đố bạn.

- Đọc số đo đơn vị đo đề-xi-mét.

- Đổi sang xăng ti mét (viết trên bảng con).

- Tiếp tục cho HS thay nhau đố cả lớp.

- Tiếp tục chơi.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

- Giới thiệu và ghi tựa: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Mét (tiết 1).

- HS nghe và nhắc lại tựa.

2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)

 

 Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn của đơn vị đo độ dài mét.

 

 Cách tiến hành:

 

a. Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo:

 

- Chỉ ra vài vật cần đo. Ví dụ: cục gôm, hộp bút, bàn học, chiều dài lớp học, chiều dài bảng lớp, ...

- Lắng nghe.

- Yêu cầu HS chọn đơn vị đo cho phù hợp với mỗi đồ vật (xăng-ti-mét, đề-xi-mét, gang tay, sải tay, bước chân…).

- HS chọn đơn vị đo cho phù hợp với mỗi đồ vật.

Đo cục gôm, hộp bút với đơn vị đo xăng-ti-mét.

Đo bàn học với đơn vị đo đề-xi-mét.

Đo chiều dài lớp học khó hơn, nếu dùng đơn vị đo xăng-ti-mét hay đề-xi-mét thì khi đó sẽ rất mất công, nếu dùng đơn vị đo là buớc chân thì không thể biết được số đo chính xác vì bước chân của từng người khác nhau.

Đo chiều dài bảng lớp cũng vậy, nếu đo bằng sải tay thì không thể biết được số đo chính xác vì sải tay của từng người khác nhau.

* Nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo mới: Muốn đo được độ dài các đồ vật này phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét và đề-xi-mét để thuận tiện khi đo.

- Lắng nghe.

b. Giới thiệu đơn vị mét:

 

- Giới thiệu:

Tên gọi: Đơn vị đo mới đó chính là mét.

   Mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

Kí hiệu: viết tắt là m, đọc là mét.

 

◦ Lắng nghe.

 

 

◦ HS đọc: mét (nhiều lần).

- Yêu cầu HS đặt hai tay vào hai đầu thước mét cảm nhận về độ lớn của mét.

- Đặt hai tay vào hai đầu thước mét cảm nhận về độ lớn của mét.

* Giới thiệu độ lớn của mét: 1 m = 10 dm, 10 dm = 1 m; 1 m = 100 cm, 100 cm = 1 m.

- Lắng nghe ghi nhớ.

- Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước mét:

Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái.

Đặt thước: Vạch 0 của thước trừng với một đầu của cạnh bàn. Mép thước sát mép bàn. (Luôn kiểm tra xem có đặt đúng thước theo hai yêư cầu trên không).

Đọc số đo: Đầu còn lại của bàn trùng vạch số nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (xăng-ti-mét hoặc đề-xi-mét, tuỳ theo vạch

- Lắng nghe và ghi nhớ cách đo độ dài bằng thước mét.

chia trên thước).

 

c. Thực hành:

 

 Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để đọc các đơn vị, cách sử dụng đơn vị phù hợp với thực tế.

 

 Cách tiến hành:

 

­ Bài 1:

 

- Viết số đo lên bảng.

- Quan sát.

- Yêu cầu HS nhận xét cách viết.

- Nhận xét cách viết.

◦ 1 m —> viết số “1” cách một con chữ o viết chữ “m”.

◦ HS viết trên bảng con 1 m.

  Đọc: một mét.

- Đọc: 2 m; 5 m; 10 m; 33 m; 127 m ;...

- Viết trên bảng con.

­ Bài 2:

 

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về mối quan hệ giữa mét với đề-xi-mét và xăng-ti-mét.

- Thảo luận nhóm 4.

- Gợi ý cho HS nhìn trên thước có vạch chia đề-xi-mét để xác định 1 m dài bao nhiêu đề-xi-mét, bao nhiêu xăng-ti-mét.

- HS đếm.

- Gọi HS trình bày thao tác trực tiếp trên thước mét.

- Trình bày.

- Cho HS mở SGK trang 60, cùng đếm theo hình vẽ.

- Mở SGK đếm theo hình vẽ:

+ 1, 2, 3,..., 10 đề-xi-mét ® 1 m = 10 dm hay 10 dm = 1 m.

+ 10, 20, 30,..., 100 xăng-ti-mét ® 1 m = 100 cm hay 100 cm = 1 m.

- Nhận xét, chốt:

1m=10dm, 10dm=1m.

1m=100cm, 100cm=1m.

- Lắng nghe và nhắc lại.

­ Bài 3:

 

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn về độ lớn của 1 m.

- Thảo luận nhóm 4.

+ a) Mấy gang tay của em thì được 1 m?

 

* Lưu ý HS đặt tay đo bắt đầu từ vạch 0 của thước và đo tới vạch 10 (vừa đo vừa đếm).

 

- Yêu cầu HS đặt hai tay vào hai đầu thước mét (như hình vẽ trong SGK) để cảm nhận về độ lớn của mét.

- Vừa đo vừa đếm.

* Lưu ý HS có thể dùng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả/so sánh sải tay với 1 m.

Ví dụ: Sải tay em dài bằng 1 m.

- Đặt hai tay vào thước để cảm nhận độ lớn của mét.

+ b) So sánh chiều cao của em với 1 m.

 

- Cho thảo luận nhóm bốn thực hiện đo.

- Thảo luận nhóm bốn thực hiện đo.

* Sử dụng các từ: cao hơn, thấp hơn, cao bằng để diễn tả.

 

Ví dụ: Em cao hơn 1 m.

 

+ c) So sánh chiều dài bàn HS và bàn GV với 1 m.

 

* Lưu ý HS:

Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của cạnh bàn. Mép thước sát mép bàn.

Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả.

Ví dụ: Chiều dài bàn học sinh ngắn hơn 1 m.

 

­ Bài 4:

 

+ a) Chiều dài bảng lớp

 

- Yêu cầu HS tập ước lượng chiều dài bảng lớp bằng mắt để có kết luận:

Chiều dài khoảng .?. m.

- HS ước lượng và kết luận.

- Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, GV yêu cầu HS sẽ được dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thì cần cảm nhận lại độ lớn 1 m qua hình ảnh chiều dài của thước mét để hướng dẫn ước lượng lại.

- Tiến hành đo và kiểm tra kết quả ước lượng.

* Lưu ý HS:

Kết quả ước lượng thường dùng từ “khoảng” (vì không có số đo chính xác).

Khi kiểm tra lại cần chú ý cách đặt thước.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

+ b) Chiều dài và chiều lộng phòng học

 

- Cho HS ước lượng chiều dài, chiều rộng lớp học bằng mắt để có kết luận:

Chiều dài khoảng .?. m.

Chiều rộng khoảng .?. m.

- HS ước lượng và kết luận.

- Sau khi ước lượng, GV yêu cầu HS dùng thước để biết chính xác.

Chiều dài .?. m.

Chiều rộng .?. m.

- Tiến hành đo để biết kết quả chính xác.

+ c) Chiều cao cửa ra vào lớp học.

 

- Cho HS ước lượng chiều cao của cánh cửa lớp học bằng mắt để có kết luận:

Chiều cao khoảng .?. m.

- HS ước lượng và kết luận.

- Sau khi ước lượng, GV yêu cầu HS dùng thước để biết chính xác.

Chiều cao .?. m.

- Tiến hành đo để biết kết quả chính xác.

3. Vận dụng: (5 phút)

 

 Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học.

 

 Cách tiến hành:

 

+ Hôm nay các em học bài gì?

+ Mét (tiết 1).

+ Em học được gì qua bài học ngày hôm nay?

+ Trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

- Dặn: Về nhà các em tập đo các vật dụng trong nhà. Xem trước bài tập của bài: Mét.

- HS lắng nghe.

- Nhận xét tiết học.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học