Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 12 bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hệ thống các kiến thức cơ bản về mặt tròn xoay và các yếu tố cơ bản về mặt tròn xoay như trục, đường sinh, ...

- Phân biệt được các khái niệm về mặt và khối nón, trụ, cầu và các yếu tố liên quan.

- Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của khối nón, khối trụ, công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

2. Năng lực

- Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệmhợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, MTCT.

- Bảng phụ.

- Phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:Củng cố lại các công thức một cách có hệ thống toàn chương Nón-Trụ- Cầu để làm bài tập ôn chương hiệu quả nhất.

b) Nội dung:GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực từng hiện cá nhân độc lập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Mặt nón-Khối nón

Mặt trụ-Khối trụ

Mặt cầu-Khối cầu

Diện tích

Sxp = ?

Stp = ?

Sxp = ?

Stp = ?

S = ?

Thể tích

V = ?

V = ?

V = ?

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

Mặt nón-Khối nón

Mặt trụ-Khối trụ

Mặt cầu-Khối cầu

Diện tích

Sxp = πRl

Stp = πRl + πR2

Sxp = 2πRl

Stp = 2πRl + 2πR2

S = 4πR2

Thể tích

V = 13πR2h

V = πR2h

V = 43πR3

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao

GV: Trình chiếu phiếu học tập lên màn hình.

HS: Nhận nhiệm vụ.

Thực hiện

GV: Điều hành, quan sát, hướng dẫn

HS: Học sinhnghiên cứu PHT, suy nghĩ, làm việc cá nhân độc lập

Báo cáo thảo luận

GV: Gọi lần lượt 3 học sinh, trình bày câu trả lời của mình cho từng loại Hình – Khối.

Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

GV: nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời đúng.

Chốt kiến thức, lưu ý học sinh tránh nhầm lẫn giữa các công thức.

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo/

3. Hoạt động 3: Bài tập tổng hợp các kiến thức về Mặt nón – Mặt trụ - Mặt cầu

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại cách làm và thực hiện được cơ bản các dạng bài tập trong SGK.

b) Nội dung:

Bài 1: (trang 50 SGK) Cho ba điểm A, B, C cùng thuộc một mặt cầu và cho biết ABC^=900. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

a) Đường tròn đi qua ba điểm A, B, C nằm trên mặt cầu.

b) AB là một đường kính của mặt cầu đã cho

c) AB không là một đường kính của mặt cầu đã cho

d) AB là một đường kính của đường tròn giao tuyến tạo bởi mặt cầu và mặt phẳng (ABC).

Bài 2: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi H là hình chiếu của A trên mặt phẳng (BCD). N là trung điểm CD.

a) Chứng minh HB = HC = HD. Tính độ dài đoạn AH.

b) Tính Sxq và V của khối nón tạo thành khi quay miền tam giác AHN quanh cạnh AH.

c) Tính Sxq và V của khối trụ có đường tròn đáy ngoại tiếp tam giác BCD và chiều cao AH.

Bài 3:Cho hình trụ có diện tích xung quanh bằng 4π, thiết diện qua trục là hình vuông. Tính thể tích V của khối trụ giới hạn bởi hình trụ.

A. V = 2π

B. V = 6π

C. V = 3π

D. V = 5π

Bài 4: (BT6 – SGK – Tr 50) Cho hình vuông ABCD cạnh a. Từ tâm O của hình vuông dựng đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Trên lấy điểm S sao cho SO = a2. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD. Tính diện tích của mặt cầu và thể tích của khối cầu được tạo nên bởi mặt cầu đó.

c) Sản phẩm:

Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải các bài tập liên quan.

Bài 1: (trang 50 SGK)

+ Trả lời: Có duy nhất mp (ABC)

+ mp (ABC) cắt mặt cầu theo giao tuyến là đường tròn qua A, B, C. Suy ra kết quả a đúng.

+ Chưa biết (Có 2 khả năng)

+ Dựa vào CH3 suy ra: b -Không đúng

c -Không đúng.

+ Dựa vào giả thiết: ABC^=900 và kết quả câu a

Bài 2:

Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2 | Giáo án Hình 12

a) AH(BCD)

Các tam giác AHB, AHC, AHD vuông tại H

Lại có: AH cạnh chung

AB = AC = AD (ABCD là tứ diện đều)

3 tam giác AHB, AHC, AHD bằng nhau

Suy ra HB = HC = HD

* AH = AB2BH2 = a2a23 = a63

b) Khối nón tạo thành có:

Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2 | Giáo án Hình 12

Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2 | Giáo án Hình 12

c) Khối trụ tạo thành có:

Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2 | Giáo án Hình 12

Bài 3:

Đáp ánA

Thiết diện qua trục là hình vuông nên hình trụ có chiều cao h là độ dài cạnh bên và bằng 2 lần bán kính đáy R.

Sxq=2πRh=4πR2=4π R = 1 h =2. Vậy V = πR2h = 2π

Bài 4:

Giáo án Toán 12 Ôn tập chương 2 | Giáo án Hình 12

a. Gọi O', R lần lượt là tâm và bán kính của mặt cầu

Vì O’A = O'B = O'C = O'D O' thuộc SO (1)

Trong (SAO), gọi M là trung điểm của SA và d là đường trung trực của đoạn SA

Vì O'S = O'A O' thuộc d (2)

Từ (1) và (2) O' = SO d

+ R = O'S

Hai tam giác vuông SAO và SMO' đồng dạng nên:

SO=SA.SMSO Trong đó SA = SO2+AO2=a32 SO'=3a4=R

b) Mặt cầu có bán kính R = 3a4 nên:

+ S = 4π(3a4)2=9πa24

+ V = 43π(3a4)3=9πa316

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 12 mới nhất, hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác