Giáo án Tập đọc: Hạt gạo làng ta mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ) .

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Thái độ: Yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ: 

1. Đồ dùng  

    - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK

         + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

    - Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Học sinh tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Chuỗi ngọc lam.

- Giáo viên nhận xét. 

- Giới thiệu bài và tựa bài: Hạt gạo làng ta.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu: 

- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

*Cách tiến hành: HĐ cả lớp

- Gọi 1 HS đọc toàn bài


- Đọc nối tiếp từng đoạn thơ trong nhóm

- Đọc theo cặp

- 1 HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm 

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.

- Nhóm trưởng điều khiển: 

+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp  giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Một em đọc cả bài.

- HS nghe

3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp

1. Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?


2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?


3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?


4. Vì sao tác giả lại gọi “hạt gạo là hát vàng”?

- Giáo viên tóm tắt ND chính.

- Nội dung bài thơ: Giáo viên ghi bảng.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:

- Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ.

- Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy.

- Thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.

- Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.

- Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.

- HS đọc.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu: 

 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.

- HS M3,4 thuộc cả bài thơ.

*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp

- Đọc nối tiếp từng đoạn

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu nhất.

- Luyện học thuộc lòng

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

Lưu ý:

 - Đọc đúng: M1, M2

- Đọc hay: M3, M4

- Học sinh đọc lại.

- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.


- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- Cả lớp hát bài “Hạt gạo làng ta”


4. HĐ ứng dụng: (2 phút)

- Bài thơ cho ta thấy điều gì?


+ Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.

5. Hoạt động sáng tạo: (4 phút)

- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? 

- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.

- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học