Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.

   - Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2) .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ loại.

3. Thái độ: Chăm chỉ học tập.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng  

- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn :

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật

+ Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau....

- Học sinh: Vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Tìm nhanh các động từ chỉ hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(27 phút)

* Mục tiêu:

- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.

   - Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: HĐ Cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

+Thế nào là động từ?


+Thế nào là tính từ?


+ Thế nào là quan hệ từ?

- GV nhận xét 

- Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa

- Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ

- GV nhận xét kết luận


- HS nêu

- HS trả lời câu hỏi

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.

+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.

- HS đọc 

- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả



Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ

xa, vời vợi, lớn

qua, ở, với

Bài tập 2: Cá nhân 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.

- Yêu cầu HS tự làm bài 

- HS đọc bài

- GV nhận xét  HS


- HS đọc yêu cầu 

- HS đọc khổ thơ 2

- HS tự làm bài

- HS đọc bài làm của mình.

VD:

Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa. Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà mẹ em vẫn đội nón đi cấy.

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Làm, đổ, mang lên, chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, thu

nắng, lềnh bềnh, mát, đỏ bừng

vậy, mà, ở, như, của

3.Hoạt động ứng dụng:(2phút)

- Đặt 1 câu có từ hay là tính từ.

- Đặt 1 câu có từ hay là quan hệ từ.

- HS đặt câu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tự tìm từ và đặt câu tương tự như trên.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học