Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1.
- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) .
- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 .
- Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) .
- HS (M3,4) làm được toàn bộ BT4 .
2. Kĩ năng: Rèn quy tắc viết hoa, tự tìm đại từ xưng hô.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ; từ điển HS
- Học sinh: Vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi " Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi
- HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1. - Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) . - Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 . - Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) . - HS (M3,4) làm được toàn bộ BT4 . * Cách tiến hành: |
||
Bài tập: Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập + Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?
- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét - GV treo bảng phụ cho HS đọc ghi nhớ về danh từ Bài tập 2: Cả lớp - HS đọc yêu cầu bài - HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng - Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn.... - GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng. Bài tập 3: Cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét bài Bài tập 4a,b,c: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - Gọi HS lên chia sẻ kết quả - Nhận xét bài trên bảng
Bài 4d(M3,4): HĐ cá nhân - Cho Hs tự làm bài vào vở - GV kiểm tra, sửa sai |
- HS đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi
+ Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo... + Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa. VD: Huyền, Hà,..
- HS đọc
- HS đọc - HS nêu - HS đọc lại - HS viết trên bảng, dưới lớp viết vào vở
- HS nêu yêu cầu - HS nhắc lại - HS thảo luận cặp đôi là và chia sẻ kết quả trước lớp. - Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi.
- HS đọc - HS làm bài - HS lên chia sẻ kết quả a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? - Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn DT ngào. - Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước ĐT mắt. - Nguyên cười rồi đưa tay quyệt nước DT mắt. b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai như thế nào? - Một mùa xuân mới bắt đầu. Cụm DT c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?” + Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé ! + Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .
- HS tự làm bài vào vở, báo cáo GV d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?” + Chị là chị(DT)gái của em nhé ! + Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi . |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam được viết hoa theo quy tắc nào?
|
- Khi viết tên riêng người , tên riêng địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Về nhà tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
- Chính tả (Nghe - viết): Chuỗi ngọc lam
- Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé
- Tập đọc: Hạt gạo làng ta
- Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp
- Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
- Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)