Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

3. Thái độ: Tự tin, cẩn thận, tỉ mỉ.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tâp l.

- Học sinh: Vở viết, SGK 

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Cho HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ ở bài tập 1a trang 161

- Nhận xét đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS tiếp nối nhau đặt câu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK .

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Nêu yêu cầu bài tập

+ Trong Tiếng Việt có các kiểu  cấu tạo từ như thế nào?

+ Từ phức gồm những loại nào?


- Yêu cầu HS tự làm bài 

- GV nhận xét kết luận






Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

+ Thế nào là từ đồng âm?


+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?


+ Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp

- Gọi HS phát biểu

- GV nhận xét kết luận

- Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về nghĩa của từ


Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 

- Yêu cầu HS tự làm bài 

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các từ đồng nghĩa, GV ghi bảng

- Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.


Bài 4: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- GV nhận xét chữa bài

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ.


- HS nêu 

+ Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.

+ Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy.

- HS lên chia sẻ kết quả 

- Nhận xét bài của bạn: 

 + Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.

+ Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch.

 + Từ láy: rực rỡ, lênh khênh


- HS nêu 

- Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.

- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để làm bài

- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung, và thống nhất :


- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm bài

- HS nối tiếp nhau đọc

- HS trả lời theo ý hiểu của  mình


- HS nêu 

- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả   

a) Có mới nới

b) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu

- HS đọc thuộc lòng các câu trên 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Tạo từ láy từ các từ sau: xanh, trắng, xinh

- HS nêu: xanh xanh, xanh xao, trăng trắng, trắng trẻo, xinh xinh, xinh xắn 

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về  nhà viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng một số từ láy vừa tìm được.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học