Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp(BT1), nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2), hiếu nghĩa của từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được(BT3).
* HS M3,4 thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2; đặt được câu với các từ tìm được ở bài 3.
2. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Thích tìm thêm từ thuộc chủ điểm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bút dạ, bảng nhóm làm BT1
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho viết lại hoàn chỉnh. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS nối tiếp nhau đọc - HS nghe - HS ghi vở |
2. HĐ thực hành(27 phút) *Mục tiêu: - Học sinh biết xếp từ vào nhóm thích hợp, tìm đúng các thành ngữ theo yêu cầu. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên giải nghĩa từ:Tiểu thương. (Người buôn bán nhỏ) - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 tự làm bài - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa một số từ. - Chủ tiệm là những người như thế nào? - Tại sao thợ điện, thợ cơ khí xếp vào nhóm công nhân? - Tại sao thợ cày, thợ cấy xếp vào nhóm nông dân? - Trí thức là những người như thế nào? - Doanh nhân là gì?
Bài 2: HĐ nhóm - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Chia 4 nhóm thảo luận theo yêu cầu: + Đọc kỹ các câu tục ngữ, thành ngữ. + Tìm hiểu nghĩa các câu TN-TN + Giáo viên nhắc nhở học sinh: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích + Học thuộc các câu TN-TN - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét
- Yêu cầu học sinh thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. - Giáo viên nhận xét. Bài 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 1. Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào? 2. Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng. - Giáo viên yêu cầu HS làm bảng nhóm 3. Đặt câu với mỗi từ tìm được. |
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS theo dõi. - Học sinh thảo luận nhóm 2 cùng làm bài. - Đại diện một vài cặp trình bày bài. a) Công nhân: thợ điện - thợ cơ khí. b) Nông dân: thợ cấy - thợ cày. c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm. d) Quân nhân: đại uý, trung sĩ. e) Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư. g) Học sinh: HS tiểu học, HS trung học
- Người chủ cửa hàng kinh doanh - Người lao động chân tay, làm việc ăn lương - Người làm việc trên đồng ruộng, sống bằng nghề làm ruộng - Là những người lao động trí óc, có tri thức chuyên môn - Những người làm nghề kinh doanh
- Học sinh đọc - Các nhóm thảo luận theo nội dung giáo viên hướng dẫn - Đại diện mỗi nhóm, trình bày một câu tục ngữ hoặc thành ngữ + Chịu thương chịu khó: phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ khó khăn, không ngại khó, ngại khổ. + Dám nghĩ dám làm: phẩm chất của người Việt Nam mạnh dạn, táo bạo nhiều sáng kiến trong công việc và dám thực hiện sáng kiến đó. + Muôn người như một: đoàn kết thống nhất trong ý chí và hành động. + Trọng nghĩa khinh tài: luôn coi trọng tình cảm và đạo lý, coi nhẹ tiền bạc. + Uống nước nhó nguồn: biết ơn người đem lại điều tốt lành cho mình. - Học sinh đọc (3 em) - 1 học sinh đọc nội dung bài tập - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. - Đồng chí, đồng bào, đồng ca, đồng đội, đồng thanh, …. - Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh để cùng làm. - Viết vào vở từ 5 đến 6 từ. -Học sinh nối tiếp nhau làm bài tập phần 3 + Cả lớp đồng thanh hát một bài. + Cả lớp em hát đồng ca một bài. |
3. HĐ Tiếp nối: (3 phút) |
|
- Đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2. |
- HS nêu |
4. HĐ sáng tạo: (2 phút) |
|
- Sưu tầm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. |
- Lắng nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Lòng dân
- Chính tả (Nhớ - viết): Thư gửi các học sinh
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
- Tập làm văn: Luyện tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)