Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Cách nối các vế trong câu ghép - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận diện và biết cách nối các vế trong câu ghép.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5

- Vở viết, giấy nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nhận diện cách nối các vế trong câu ghép.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Năm được các cách nối các vế trong câu ghép.

- Vận dụng được vào bài tập hoặc câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 bạn HS xác định yêu cầu của BT1: Các vế trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

a. Sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá.

b. Mặt trời lặn hẳn và những ngôi sao xuất hiện.

c. Vì sương dày đặc nên chúng tôi không nhìn rõ đường.

d. Những đám khoai lang, khoai môn xanh mướt; mấy vạt rau, vạt đậu xanh non mỡ màng.

e. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu.

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

a. Các vế nối với nhau bằng dấu phẩy.

b. Các vế nối với nhau bằng kết từ “và”.

c. Các vế nối với nhau bằng cặp kết từ “Vì ... nên ...”.

d. Các vế nối với nhau bằng dấu chấm phẩy.

e. Các vế nối với nhau bằng cặp từ hô ứng “ bao nhiêu, ... bấy nhiêu”.

- GV tổ chức cho HS rút ra những điều cần ghi nhớ về cách nối các vế trong câu ghép:

- Có nhiều cách để nối các vế trong câu ghép:

• Nối bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

• Nối bằng kết từ: và, nhưng, còn, hay, hoặc,...

• Nổi bằng cặp kết từ: vì ... nên ..., tuy ... nhưng ..., nếu ... thì ...

• Nổi bằng cặp từ hô ứng ... càng ... càng ..., mới ... đã ..., ... bao nhiêu ... bấy nhiêu,...

- HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét về hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Xác định cách nối các vế trong câu ghép

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được cách nối các vế trong câu ghép.

- Vận dụng vào làm bài tập và câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1 – 2 bạn HS xác định yêu cầu BT2: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Trần Hoài Dương

b. Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

Theo Nguyễn Đình Thi

c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. Lũ chim líu ríu gọi nhau. Mưa đến. Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống. Chẳng bao lâu, cả khu vườn tắm sũng trong mưa.

Lê Ngọc Thạch

- Tìm các câu ghép trong mỗi đoạn văn.

- Các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được được nối với nhau bằng cách nào?

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi.

- GV mời  1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bông lên rực rỡ.

Nối với nhau bằng dấu phẩy.

b. Nắng ấm, sân rộng và sạch.

⇒ Nối với nhau bằng dấu phẩy.

Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

⇒ Nối với nhau bằng dấu phẩy.

c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá.

⇒ Nối với nhau bằng cặp kết từ “Tuy ... nhưng ...”

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS hoạt động nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS rút ra ghi nhớ.

- HS đọc ghi nhớ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS hoạt động nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học