Giáo án Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Biết cách viết đoạn văn nêu ý kiến, dẫn dắt câu chuyện định kể.
- Luyện tập viết câu chủ đề của đoạn văn.
- Thể hiện được ý kiến cá nhân của bản thân.
- Nêu được lý do thích hoặc không thích câu chuyện được kể.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Viết đoạn văn nêu ý kiến).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em thích hay ấn tượng với câu chuyện nào? Tại sao? - GV gọi 2 – 3 HS phát biểu. - GV có thể chia sẻ trải nghiệm của chính mình. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Khám phá a. Mục tiêu - Hình thành kiến thức về viết đoạn văn nêu ý kiến. - Biết cách trình bày, sắp xếp các ý phù hợp cho đoạn văn. - Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. b. Cách tiến hành - GV mời 3 HS lần lượt đọc yêu cầu đề bài. - GV giao nhiệm vụ cho HS, thảo luận nhóm 4 người theo các câu hỏi trên. Câu 1. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi,… hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,… Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn mãi hiện trong tâm trí tôi. (Tùng Anh) a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc. B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện. C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện. b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì? c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó? d. Câu kết thúc đoạn nói gì? Câu 2. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu… Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu,… nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hóa phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: “Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”. (Vĩnh Nga) a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1? b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì? c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây? d. Câu kết thúc đoạn nói gì? Câu 3. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,…) - Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện - Cách thức trình bày đoạn văn - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, các bạn còn lại theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm. |
- HS tiếp nhận câu hỏi - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS đọc tiếp nối các câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thảo luận theo nhóm 4 người. - Dự kiến sản phẩm: Câu 1. a. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc. b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị. c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,… d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện. Câu 2. a. Điểm giống nhau của câu mở đầu với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là: Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản. b. Lí do người viết yêu thích câu chuyện: - Ban đầu thích xứ sở thần tiên nơi có cây đào lấp lánh trái vàng, trái bạc và cô tiên phép nhiệm màu… - Sau đó, rưng rưng xúc động về tình cảm của ba bà cháu. c. Đoạn văn trình bày theo cách 1. Câu 3. Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe: - Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai… - Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai. - Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - HS lắng nghe, góp ý. - HS lắng nghe. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4