Giáo án Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được dàn ý của một bài văn kể chuyện.
- Viết được một bài văn kể chuyện.
- Viết và trang trí được “Nội quy sử dụng tủ sách” của lớp.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Hoạt động Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài. - Cách tiến hành: | |
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu về bài: Câu hỏi: Hãy chia sẻ với các bạn một câu chuyện nói về lòng nhân hậu mà em được nghe hoặc được chứng kiến. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. |
- HS quan sát, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: + Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã nghe hoặc đã đọc. + Xác định được dàn ý cho một bài văn kể chuyện. - Cách tiến hành: | |
2.1 Tìm hiểu về bài văn kể chuyện - GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu? - GV yêu cầu HS trả lời, hoạt động cá nhân - GV gọi 1-2 HS trình bày. - GV chốt kiến thức: Ba lưỡi rìu: - Ngày xưa, có một anh tiều phu rất hiền lành, thật thà và chịu khó làm ăn. Chàng làm nghề đốn củi để kiếm sống. Một hôm đang đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông. - Chàng buồn bã thất vọng, nước mặt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng. - Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng - Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc - Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt - Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng ba lưỡi rìu Sự tích Hồ ba bể: Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu có tổ chức ngày hội cúng Phật rất đông người đến tham gia. Trong đó, xuất hiện một bà già xấu xí, bẩn thỉu, gớm ghiếc. Ai cũng sợ hãi và xa lánh bà ta. Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì ở đó là một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ tiếp. Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho tấm lòng thơm thảo của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật lại vô tâm ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi. Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên. Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền chèo thuyền đi cứu người. Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa. Người ăn xin: Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức. Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi. Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông siết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc: - Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy! Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì. 2.2 Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện a. Yêu cầu HS đọc phần dàn ý trong SGK - Yêu cầu HS ghi vào vở. - GV chốt kiến thức: * Mở bài: Giới thiệu câu chuyện - Tên truyện - Tên nhân vật - … * Thân bài: Ghi vắn tắt diễn biến của câu chuyện theo một trong hai cách: - Cách 1: Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian - Cách 2: Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống. * Lưu ý: - Mỗi sự việc cần nêu cụ thể: + Sự việc diễn ra khi nào? Ở đâu? + Chuyện gì xảy ra với nhân vật? + Nhân vật đã giải quyết ra sao? - Ghi chép cụ thể hơn đối với sự việc chính, thể hiện lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật trong câu chuyện. * Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện. b. GV yêu cầu HS lập dàn ý cho 1 trong 3 câu chuyện ở câu hỏi 1 SGK tr17. - GV yêu cầu HS làm bài, làm việc cá nhân - Gv gọi 1-2 HS trình bày, các HS lắng nghe. - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
- HS đọc to, rõ ràng. - HS nhận nhiệm vụ và trả lời. - HS lắng nghe, ghi chép. - HS đọc to rõ ràng - HS lắng nghe, ghi chép - HS lắng nghe - HS nhận nhiệm vụ và trả lời. - HS lắng nghe, ghi chép. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4