Giáo án Tập đọc: Truyện cổ nước mình (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm.

3. Thái độ

- Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 - SGK (phóng to) 

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

+ 1 em đọc bài:Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

+ Nêu nội dung đoạn trích

- GV dẫn vào bài mới


+ 1 HS đọc


+ HS nêu nội dung . . .


2. Luyện đọc:(8-10p)

* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nhịp tốt các câu thơ lục bát

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, mang cảm hứng ngợi ca, tự hào

- GV chốt vị trí các đoạn



- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)





- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn



- Bài chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: 6 câu đầu

+ Đoạn 2: 8 câu tiếp

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sâu xa, độ trì, rặng dừa, độ lượng, đa tình, đa mang,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ (trả lời được các câu hỏi cuối bài)

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm



+ Vì sao tác giải yêu truyện cổ nước nhà ?

+ Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào?


* Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay

+ Bài thơ gợi cho em nhớ tới truyện cổ nào, Chi tiết nào cho em biết điều đó ? 



+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ?

+ Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của truyện đó ?

+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?


+ Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?



* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa.có những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta…

+ Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu…

- Lắng nghe



+ Gợi cho em nhớ tới truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị dấu người thơm. Đẽo cày theo ý người ta… 

+ HS tự nêu theo ý mình


+ Mỗi HS nói về một truyện và nêu ý nghĩa .


Là lời ông cha răn dạy con cháu dời sau hãy sống nhân hậu, độ lượng và công bằng, chăm chỉ, tự tin.

* Nội dung:  Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, độ lượng, công bằng.

- HS ghi lại nội dung bài

3. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm bài thơ với giọng tự hào. Học thuộc lòng bài thơ

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu các nhóm tự chọn đoạn đọc diễn cảm




- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm

- Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Học thuộc lòng bài thơ



- HS nêu theo ý hiểu


- Sưu tầm và kể lại một vài câu chuyên cổ tích Việt Nam mà em thích

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học