Giáo án Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...

- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

3. Thái độ

- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS:   KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV:  +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

- HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh

- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?




+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?


-  GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời.


+Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. 

+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.

* Cách tiến hành: 

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết  phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ…anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 

- GV chốt vị trí các đoạn:







- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

- GV giải nghĩa một số từ khó.

+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn

+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình

+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ



- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn




- Lắng nghe









- Bài chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ ngày phải … đến phải kiếm sống. 

Đoạn 2: Mẹ Cương … đến đốt cây bông. 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp





- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài





+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?

+ Đoạn 1 nói lên điều gì?


+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?

+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?




+ Cương thuyết  phục mẹ bằng cách nào?




+ Nội dung  chính của đoạn 2 là gì?


+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)

- Gọi HS trả lời và bổ sung. 







** Liên hệ giáo dục

+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?





+ Bài văn cho em biết điều gì?



- 1 HS đọc

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét

+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 

-     Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 

+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 


+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 

+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 

Ý2: Cương thuyết  phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc  mơ của em. 

+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 

+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 

+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 

Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 

- HS nêu, ghi nội dung bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc phân vai được lời các nhân vật

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.


- Yêu cầu đọc phân vai





- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều hành:

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

-  Bình chọn nhóm đọc hay.



- HS nêu


- Nếu bố mẹ em phản đối ước mở của em, em sẽ thuyết phục họ như thế nào?

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học