Giáo án Tập đọc: Người ăn xin (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng, cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ

- Biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GDKNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 - SGK (phóng to)

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ nhóm 2, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(3p)

+1 em đọc bài:“Thư thăm bạn“

+ Nêu nội dung bài


- GV dẫn vào bài mới


+ 1 HS đọc


+ HS nêu nội dung . . .


2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, giải nghĩa một số từ ngữ

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả ngoại hình của ông lão

- GV chốt vị trí các đoạn



- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)





- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm


- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu....cứu giúp

+ Đoạn 2: Tiếp theo....cho ông cả

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, biết nhường nào, xiết chặt,...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài:(8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc (trả lời được các câu hỏi cuối bài)

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm



+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?


+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?


+ Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy ?

+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?

+ Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? 






+ Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào?

+ Đoạn 2 nói lên điều gì?


+ Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói với cậu như thế nào?

+ Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

+ Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông?

Theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão?

+ Đoạn 3 ý nói gì?

+ Nêu ý nghĩa của bài




* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài.

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu. 

+ Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi,dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin.

- Vì nghèo đòi khiến ông lão thảm thương như vậy.

1. Ông lão ăn xin thật đáng thương.

+ Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói:

Hành động:lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông.

Lời nói: Ông đừng giận cháu,, cháu không có gì cho ông cả.

+ Chứng tỏ cậu tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.

2. Cậu bé thương ông lão, cậu muốn giúp đỡ ông.

+ Ông nói: như vậy là cháu đã cho ông rồi.

+ Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.

+ Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu.

3. Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.

*Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão.

- HS ghi lại nội dung bài

3. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài, thể hiện được sự chân thành và cảm thông qua lời nói và hành động của cậu bé

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu các nhóm đọc diễn cảm đoạn 2



- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng(1 phút)

- Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ?

5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)

- 1 HS nêu lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm

- Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.



- HS nêu theo ý hiểu


- VN kể lại câu chuyện Người ăn xin bằng lời của cậu bé

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học