Giáo án Tập đọc: Kéo co (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

3. Thái độ

- GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

- Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa

+ Nêu nội dung bài thơ




- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét


+ Em bé tuổi Ngựa muốn chinh phục, khám phá những vùng đất mới nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ và muốn trở về với mẹ


2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện đúng tinh thần của trò chơi kéo co.

Nhấn giọng một số từ ngữ: tinh thần thượng võ, đấu tài, đấu sức, ganh đua, khuyến khích,...

- GV chốt vị trí các đoạn:





- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)




- Giải nghĩa tinh thần thượng võ: tinh thần yêu chuộng các hành động lành mạnh, trung thực, không gian lận

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm


- Lắng nghe


- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Kéo co… bên ấy thắng

+ Đoạn 2: Hội làng…. xem hội

+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn… thắng cuộc

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tinh thần thượng võ, keo, Hữu Trấp, ....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1)→ Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV phát phiếu học tập cho HS 



+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?

+ Em hiểu cách chơi kéo co là thế nào?





-> Vậy ý đoạn 1 là gì?

+ Đoạn 2 giới thiệu cách chơi kéo co  của làng Hữu Trấp thế nào? 

-> Ý đoạn 2 nói lên điều gì?


+ Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?  

+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 

+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? 

-> Đoạn 3 ý nói lên điều gì?

- Nội dung bài nói gì?

- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Giới thiệu với người đọc cách chơi kéo co.

 + Kéo co phải có hai đội, số người hai đội bằng nhau, thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng đất của đội mình là thắng.

* Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co.

+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Chấp rất đặc biệt… náo nhiệt của những người xem.

* Ý đoạn 2: Giới thiệu cách chơi kéo co     của làng Hữu Trấp 

+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng trong làng… thắng cuộc.

+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.  

+ Đá cầu, đấu vật, thổi cơm, ném còn, chọi gà… 

* Ý đoạn 3:  Cách chơi kéo co  của làng Tích Sơn.

*Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam.

- HS ghi lại nội dung bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng sôi nổi, hào hứng

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.


- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2



- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Liên hệ giáo dục: Ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc hay.


- HS nêu cách giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, nhày dây, đá cầu,...

- Nói về các trò chơi dân gian mà em biết

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học