Giáo án Kể chuyện: Tấm huy chương lớp 4 - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe hiểu và kể lại được câu chuyện Tấm huy chương.
- Biết cách trao đổi với các bạn về câu chuyện.
- Biết cách nghe, ghi chép vắn tắt nhận xét về cách kể chuyện và về ý kiến của bạn trong trao đổi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động, tự tin trao đổi cùng các bạn trong nhóm, lớp. Biết hấp dẫn, cuốn hút người nghe khi kể chuyện và trao đổi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo khi kể chuyện: chọn ngôi kể, sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng phương tiện trực quan, trang phục…
Năng lực văn học:
- Cảm nhận được cái hay của câu chuyện và biết thể hiện tình cảm, cảm xúc khi kể chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, nhân ái.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh họa của bài Tấm huy chương.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài học: Câu chuyện “Tấm huy chương” kể về một cậu bé được bạn gọi là “Chậm Hiểu”. Vậy cậu bé ấy có chậm hiểu thật không? Vì sao cậu bé “Chậm Hiểu” lại được thưởng huy chương? Chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện nhé. - GV ghi tên bài học: Kể chuyện “Tấm huy chương”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe kể chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó (nếu có); giải thích cho HS: Ở một số nước, khi tổng kết năm học, nhà trường trao tặng huy chương cho HS đạt thành tích học tập, rèn luyện tốt thay cho giấy khen. - GV kể lần 2, 3 (hoặc chiếu video clip, nếu có). - GV cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong sơ đồ để nắm vững tình tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện. Hoạt động 2: Kể chuyện Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện Tấm huy chương trong nhóm. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm 4. GV chú ý tổ chức để mỗi HS được kể cả 4 đoạn của câu chuyện. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện Tấm huy chương trước lớp. b. Các tiến hành - GV mời HS xung phong kể một đoạn của câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, góp ý. - GV mời 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá, góp ý. Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 5 – 6 HS) về 2 nội dung: a. Điều gì ở cậu bé Xtác-đi khiến các bạn khâm phục? b. Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì? - GV mời đại diện của các nhóm trình bày kết quả thảo luận về 2 nội dung trên trước lớp. Các HS khác lắng nghe, ghi nhận xét vắn tắt về ý kiến của bạn. Sau mỗi ý kiến hoặc một vài ý kiến, GV mời các HS khác đặt câu hỏi, góp ý với bạn và nêu ý kiến của mình về câu chuyện. - GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS trong khi nghe. |
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, kết hợp theo dõi sơ đồ trong SGK tr.23. - HS trả lời. - HS kể chuyện trong nhóm. - HS kể chuyện trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả: a. Xtác-đi có nghị lực phi thường trong học tập, học mọi lúc, mọi nơi, tập trung cao độ trong học tập; không tự ái khi bị người khác chê, không tự mãn khi được khen. b. Câu chuyện giúp em rút ra bài học: Sự chăm chỉ và quyết tâm sẽ đem đến cho ta những thành công trong học tập. Xtác-đi là một tấm gương chăm học, có quyết tâm cao trong học tập mà mọi người cần noi theo. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Trả bài viết đoạn văn về một nhân vật
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4