Giáo án Kể chuyện đã nghe, đã đọc (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện được kể trong tiết học

2. Kĩ năng:

- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.

3. Thái độ

- Giáo dục HS lòng dũng cảm

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* TT HCM: Bác Hồ yêu nước và sẵn sàng vượt qua nguy hiểm thử thách để góp sức mang lại độc lập cho đất nước

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Sách Truyện đọc 4

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

+ Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết

+ Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện


- Gv dẫn vào bài.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS kể


+ Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)

* Mục tiêu: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm

* Cách tiến hành:

HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 

- GV ghi đề bài lên bảng lớp.

Đề bài: Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.

- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.

- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.

- GV khuyến khích HS kể những câu chuyện nói về lòng dũng cảm vượt qua nguy hiểm, thử thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác


- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:



- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.

- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể

VD: Bác Hồ ở Pa-ri,....

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)

* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện

+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm


- GV theo dõi các nhóm kể chuyện

b. Kể trước lớp


- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn



- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?


4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 


- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí


VD:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?

+ Nhân vật đó đã có hành động dũng cảm gì?

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

..................


+ Phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học