Giáo án Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chia sẻ được những điều hiểu biết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đầu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, sẻ chia yêu thương, hỗ trợ chiến sĩ và người dân ở hải đảo của Tổ quốc.
- Trao đổi được với bạn về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh phát động.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Video, clip, hình ảnh của hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Trong 8 năm qua “ đến “trên đảo”.
- Video clip, hình ảnh hoạt động của phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về những điều biết được về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. - GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa cho HS quan sát thêm sau khi HS chia sẻ trong nhóm nhỏ. - GV tổ chức chức HS phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện. - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu,... - Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và ngắt nghỉ câu dài: + Từ khó: Tuyên truyền Lan tỏa Ươm mầm + Một số câu dài: Các hội viên đã trao/ hơn 14000 suất học bổng thường niên/ cho con em của lực lượng bảo vệ biên cương/ hải đảo và ngư dân.// Họ cũng xây tặng/ 57 căn nhà đồng đội/ và trao hàng chục nghìn phần quà/ cho con em quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên đảo. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó: + Dự án: chuỗi các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần nhất định. + Thường niên: hằng năm. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi và rút ra nội dung bài: + Câu 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc những con số dưới đây: + Câu 2: theo em, tên gọi các dự án “Ươm mầm tương lai”, “Chắp cánh ước mơ” muốn nói những điều gì? + Câu 3: Vì sao nói Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim? + Câu 4: Em sẽ cách nào để chia sẻ thông tin và vận động người thân cùng tham gia Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu. - GV mời HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Những con số “8 năm, 181 tỉ động, 14 000 suất học bổng thường niên, 57 căn nhà động đội, hàng chục nghìn phân quà "nói lên những thành quả đáng ghỉ nhận mà câu lạc bộ Vì Hoàng Sa — Trường Sa thân yêu đã làm được, cho thấy Câu lạc bộ đã vận động được nhiều người tham gia hỗ trợ người dân ở vùng biển đảo. + Câu 2: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, Gv có thể gợi ý: Tên goi của các dự án “Ươm mầm tương lai”, “Chắp cánh ước mơ ” thể hiện ý nghĩa của các hoạt động ủng hộ, giúp đỡ người dân, chiến sĩ,... ở vùng biến, mong muốn góp phần để thế hệ tương lai ở vùng biển đảo có cuộc sống tốt hơn, ở thành những người có ích và làm được những điều mong ước. + Câu 3: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, Gv có thể gợi ý: Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim vì Câu lạc bộ đã tập hợp được sự giúp đỡ của mọi người ở nhiều nơi khác nhau, trao gửi sự quan tâm, chia sẻ, thương yêu của mọi người đến với người dân ở vùng biển đảo. + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, Gv có thể gợi ý: Em có thể: đọc, gửi thông tin cho những người thân, viết thông điệp, tờ rơi để chia sẻ thông tin,... |
- HS hoạt động nhóm. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS đọc bài. - HS giải thích từ khó. - HS đọc lại bài. - HS chia sẻ đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Nói và nghe: Thảo luận về việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết bài văn thuật lại một sự việc
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ (trang 67, 68)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4