Giáo án Những thư viện đặc biệt lớp 4 - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, biết tên các thành phố và các nước trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: giới thiệu một số thư viện đặc biệt, qua đó phản ánh sự quan tâm đến nhu cầu đọc sách của người dân cũng như của thiếu nhi ở Việt Nam và các nước khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học:Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
3. Phẩm chất
- Biết quý trọng sách, có ý thức sử dụng thư viện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
- Tranh minh họa bài đọc Những thư viện đặc biệt.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. + GV nhắc lại một số quy ước về học Tiếng Việt. - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS đọc tên bài, tên các mục và quan sát các hình minh họa trong bài. - GV tổ chức hỏi HS: Tên bài đọc này là gì? Bài đọc có những mục nào? Mỗi hình ảnh trong bài minh họa cho thư viện nào? - GV dẫn dắt vào bài mới: Qua ý kiến của các em, có thể thấy tên bài đọc này và tên các mục rất hấp dẫn. Bài đọc lại có rất nhiều hình ảnh minh họa đẹp. Chắc các em rất muốn biết các thư viện nói trong bài đặc biệt như thế nào. Chúng ta hãy cùng đọc để biết nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài với giọng đọc diễn cảm. - Giải nghĩa được những từ ngữ khó. - Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe bài Những thư viện đặc biệt. Giọng đọc khoan thai như kể chuyện. Nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ nói về những đặc điểm đặc biệt của mỗi thư viện: (những thư viện) cổ, 5000 năm; (thư viện) lớn nhất, 18 triệu (cuốn sách), 125 (thứ tiếng), 54 triệu (bản thảo); (thư viện) thiếu nhi,... - GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo. - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV có thể chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo luận nhóm đôi; mảnh ghép; khăn trải bàn: + Câu 1. Những thư viện cổ nói lên điều gì về nền văn minh của loài người? + Câu 2. Người ta có thể đọc và xem những gì ở Thư viện Quốc hội Mỹ? + Câu 3. Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam nói lên điều gì? + Câu 4. Qua bài đọc, em thấy các tài liệu và hoạt động thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với những thư viện đầu tiên? + Câu 5. Em mong muốn điều gì ở thư viện trường em? - GV mời HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án (GV có thể chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thực hiện trò chơi phỏng vấn, mảnh ghép, khăn trải bàn: + Câu 1: Những thư viện cổ cho thấy loài người đã biết đến giá trị của sách và xây thư viện để giữ sách, đọc sách từ hơn 5 000 năm trước. + Câu 2: Ở Thư viện Quốc hội Mỹ, người ta có thể đọc sách và các bản thảo viết tay, xem phim, nghe nhạc, xem bản đồ và các bản vẽ,... + Câu 3: Thông tin và hình ảnh về thư viện thiếu nhi ở Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến thiếu nhi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thiếu nhi học tập ở thư viện. + Câu 4: Thư viện đầu tiên chỉ lưu giữ những mảnh xương khắc chữ. Thư viện Quốc hội Mỹ có sách, bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim.... Ở thư viện thiếu nhi thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam, trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,... + Câu 5: HS có thể nêu nhiều ý kiến khác nhau, GV có thể gợi ý, VD: Em mong thư viện trường có nhiều sách hơn/ rộng rãi hơn/ có phương tiện giúp chúng em xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,... - GV biểu dương những ý kiến hay và chân thực. Hoạt động 3: Đọc nâng cao a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài, nhấn giọng từ ngữ quan trọng và thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp khi đọc. VD: - Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách/ được viết bằng 125 thứ tiếng,/ hơn 54 triệu/ bản thảo viết tay/ và hàng triệu bản đồ,/ bản nhạc,/ bản vẽ,/ phim,... - Đây là nơi/ trẻ em có thể đọc sách,/ xem phim,/ nghe nhạc,/ trải nghiệm các loại nhạc cụ,/ sử dụng máy tính/ để học ngoại ngữ và làm toán,... - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương những HS học tốt. - Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ điểm Kho báu của em. |
- HS thực hiện kiểm tra bài cũ. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS luyện đọc. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS đọc bài theo hướng dẫn. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Luyện tập tả cây cối (trang 52, 53)
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Nói và nghe: Kể chuyện: Cô bé ham đọc sách
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4