Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Dấu ngoặc kép - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết cách dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập: Tự làm được bài tập.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tính cẩn thận, cụ thể khi viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”, các em gặp rất nhiều dấu ngoặc kép. Nhưng những dấu ngoặc kép ấy không đánh dấu lời nói của nhân vật. Vậy, chúng có tác dụng gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được yêu cầu bài tập.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 2 HS đọc tiếp nối các CH 1, 2:

+ Câu 1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.

+ Câu 2. Các dấu ngoặc kép trong bài dọc nói trên được dùng làm gì?

- HS làm việc độc lập để trả lời các CH 1, 2.

- GV mời một vài HS trả lời các CH trước lớp, các HS khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, đánh giá và nêu đáp án đúng:

+ Câu 1: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc đánh dấu các từ ngữ (tên truyện) sau: “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”, “Tôn Ngộ Không”, “Nghìn lẻ một đêm”, “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”.

+ Câu 2: Tác dụng của các dấu ngoặc kép trên: đánh dấu tên truyện

* GV nói lại để kết luận bao quát hơn: Các dấu ngoặc kép đó đánh dấu tên tác phẩm.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Từ nhận xét rút ra bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 2 HS đọc kết luận được đóng khung: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,...).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức vào BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 2 HS đọc BT1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

Theo TRẦN HỮU TÁ

+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, chép lại vào VBT 1 câu kể tên các tập truyện, tập thơ, bài thơ nêu trong đoạn văn: “Bê và Sáo”, “chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”; “ Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”; “Bạn trong vườn”, “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, Chú bò tìm bạn”.

- GV mời 1 HS đọc lệnh và 2 HS đọc nối tiếp 2 câu ngữ liệu của BT2: Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:

· Cá chép trông trăng (còn có tên Lí ngư vọng nguyệt) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.

· Công múa là bức tranh cặp đôi với Cá chép trông trăng. Con công trong văn hoá Việt là biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh vượng.

+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, viết vào VBT 1 trong 2 câu kể tên các bức tranh: “Cá chép trông trăng”, “Lí ngư vọng nguyệt”, “Công múa”.

- GV mời 1 HS đọc câu lệnh của BT3: Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.

+ GV tổ chức cho HS làm việc độc lập, viết vào VT đoạn văn theo 1 trong 2 đề.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viếtđể cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc bài.

- HS làm việc độc lập.

- HS trả lời các CH.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc kết luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS làm việc độc lập.

- HS đọc bài.

- HS làm việc độc lập.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học