Giáo án Những trang sách tuổi thơ lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dòng thơ, nhịp thơ và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (từ ngữ khó: rương, hớt tóc, ý niệm). Biết tóm tắt ý của mỗi đoạn văn. Hiểu ý nghĩa của bài: nói lên ảnh hưởng của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhận thức của tuổi thơ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Biết tên một số tác phẩm (Nếu HS không biết, GV có thể giới thiệu để các emtìm đọc):

Các truyện dân gian Việt Nam: Tấm cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt.

Các truyện nước ngoài: Đôi hài bảy dặm của nhà văn Pháp Mác-xen E-me (Marcel Aymé); Tây du kí của nhà văn Trung Hoa Ngô Thừa Ân; Nghìn lẻ một đêm – truyện dân gian Ả Rập; Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô (Hector Malot); Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Vích-to Hu-gô (Victor Hugo).

- Biết chia sẻ với cảm xúc, tưởng tượng của tác giả khi đọc sách.

3. Phẩm chất

- Góp phần củng cố lòng ham mê đọc sách để nâng cao hiểu biết và bổi dưỡng tâm hồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã được học nhiều câu chuyện, bài thơ, bài văn về đọc sách. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc một bài văn, trong đó, tác giả nhớ lại những quyển sách đầu tiên đã đến với tuổi thơ của mình như thế nào và chúng đem lại những gì cho tuổi thơ của tác giả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe, kết hợp giải nghĩa từ khí và những từ ngữ khác, nếu xét thấy cần thiết đối với HS địa phương. Giọng đọc toàn bài thể hiện sự hào hứng, tha thiết.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc như hướng dẫn ở các bài trước.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc to, rõ 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Bài đọc trên là lời kể của ai?

+ Câu 2. Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn.

(M) Đoạn 1: Những câu chuyện đầu tiên

+Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để làm gì, kết quả thế nào?

+ Câu 4. Chia sẻ với bạn:

a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.

b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.

- GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. GV có thể chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thảo luận nhóm đôi; mảnh ghép; khăn trải bàn;...

- HS báo cáo kết quả. GV có thể chọn các biện pháp kĩ thuật khác nhau: thực hiện trò chơi phỏng vấn; mảnh ghép; khăn trải bàn;

- GV mời 1 – 2 HS nhận xét sau mỗi câu trả lời và nêu ý kiến của mình.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS nghe GV đọc mẫu và thực hiện theo hướng dẫn.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả:

(1) Bài đọc trên là lời kể của ai?

+ Bài đọc là lời kể của tác giả xưng “tôi”, vốn là một cậu bé rất ham đọc sách.

(2) Tóm tắt nội dung mỗi đoạn văn.

+ HS có thể tóm tắt theo nhận thức riêng. GV tôn trọng ý kiến của các em. Chỉ cần đề nghị tóm tắt gọn, đúng ý của mỗi đoạn.

+ Đoạn 1: Những câu chuyện đầu tiên.

+ Đoạn 2: Học chữ để đọc sách.

+ Đoạn 3: Ham mê đọc sách.

+ Đoạn 4: Khóc cười qua trang sách.

(3) Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để làm gì, kết quả thể nào?

+ Bạn nhỏ cố gắng học chữ để đọc truyện. Kết quả, bạn nhỏ đọc được rất nhiều truyện hay, thấy mình được mở rộng hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn qua những trang sách đó.

(4) Chia sẻ với bạn:

a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.

+ GV tạo điều kiện cho nhiều HS được phản ánh những điều các em đã trải nghiệm trong thực tế, VD: lúc nhỏ, rất thích nghe ông bà (hoặc bố mẹ, chú, dì,...) kể chuyện; khi đi học, được đọc những câu chuyện trong SGK; rồi đọc những truyện khác; yêu người tốt, ghét kẻ xấu; tưởng tượng nét mặt, cử chỉ của nhân vật, cảnh cô Tấm cho bống ăn, Thánh Gióng nhổ bụi tre đánh giặc,...

b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.

+ Em học hỏi được sự ham mê đọc sách của nhân vật trong bài đọc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học