Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Bài 31: Ánh sáng của yêu thương - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

TUẦN 17

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 31: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài. Biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ.

- Hiểu nội dung bài: Vì sao cậu bé Ê – đi – xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời, cứu mẹ thoát khởi thần chết.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong chuyện

- Qua bài đọc bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra:

- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trong bài thương ông.

? Vì sao con thích khổ thơ đó?

- HS n/xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nếu người thân của em bị mệt, em có thể làm những gì để giúp đỡ, động viên người đó?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng buồn bã, thể hiện sự khẩn khoản cầu cứu bác sĩ.

- HDHS chia đoạn: (4đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời bác sĩ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến được cháu ạ.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ánh sáng.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Ê – đi – xơn, ái ngại, sắt tây.

- Luyện đọc câu dài: Đột nhiên, / cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn hắt lại/ từ mảnh sắt tây trên tủ. //

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.131.

? Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê – đi – xơn đã làm gì?

? Ê – đi – xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời.

? Những việc làm của Ê – đi – xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào?

? Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Yêu cầu hs đọc lại bài

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

? NHững chi tiết nào cho thấy Ê – đi – xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

- Tìm câu văn trong bài văn phù hợp với bức tranh?

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc và TL

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê – đi – xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám cho mẹ.

C2: Ê – đi –xơn đã đi mượn gương, thắp đèn nến trước gương để mẹ được kịp phẫu thuật.

C3: Những việc làm của Ê – đi –xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ là rất yêu thương và quý mến mẹ.

C4: HS tự trao đổi ý kiến.

- 2-3 HS đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- 1-2 HS đọc.

- HS TL : liền chạy đi, chạy vội sang

- HS nghe

- Hs đọc.

- Thương mẹ, Ê – đi – xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ?

- HS nghe

- HS chia sẻ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học