Giáo án Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng.

- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.

GV:

 Tranh hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK

 Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.

HS: : Nghiên cứu SGK

9A      9C

9B      9D

? Tính đa dạng và đặc thù của P do những yếu tố nào xác định? Vì sao nói P có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

? Vì sao P không thể tự duy trì cấu trúc đặc thù của mình qua các thế hệ?

( Vì P không có khả năng tự nhân đôi)

* Đặt vấn đề: Gen mang thông tin cấu trúc của prôtêin ở trong nhân TB là chủ yếu còn prôtêin chỉ được hình thành ở chất TB. Như vậy, chứng tỏ giữa gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

- GV y/c hs nghiên cứu thông tin đoạn1 sgk và thực hiện lệnh Giáo án Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất1 sgk ( T57) .

- HS: + Dạng trung gian: mARN

+ Vai trò: Mang thông tin tổng hợp prôtêin.

- GV chốt lại kiến thức.

- GV y/c hs qs hình 16.1 và thảo luận:

? Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.( HS: mARN , tARN, ribôxôm.)

? Câu hỏi lệnh Giáo án Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất2 SGK ( T57)

- HS: + Các loại Nu liên kết theo NTBS: A-U, G-X

+ Tương quan: 3 Nu → 1aa

- GV hoàn thiện kiến thức.

? Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa.

- GV phân tích:+ Số lượng, TP, trình tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.

+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu ARN.

I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.

- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất TB

- Sự hình thành chuỗi aa.

+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

+ Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS → đặt aa vào đúng vị trí.

+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN → 1aa được nối tiếp.

+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN → chuỗi aa được tổng hợp xong.

- Nguyên tắc:+ Khuôn mẫu: Trình tự các Nu trên mARN → trình tự các aa của P.

+ Bổ sung: ( A- U; G-X)

Hoạt động 2

- GV y/c hs qs hình 19.2, 19.3 → ng/cứu thông tin mục II ( T58) và thực hiện lệnh sgk .

?

- GV y/c hs trả lời.

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

- Mối liên hệ: ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN .

+ mARN là khuôn mẫu dể tổng hợp chuỗi aa ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin)

+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB → biểu hiện thành tính trạng.

- Bản chất mối quan hệ gen- tính trạng: Trình tự các Nu trong ADN qui định trình tự các Nu trong ARN , qua đó qui định trình tự các aa của prôtêin.P tham gia vào các hoạt động của TB → biểu hiện thành tính trạng.

- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Trình bày sự hình thành chuỗi aa trên sơ đồ.

? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

- Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk.

- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN, tiết sau thực hành

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học