Giáo án Sinh học 8 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức:

- Trình bày được nguyên nhân cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí

- Trình bày các nguyên tắc khi lập khẩu phần ăn

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích và tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Tích cực học tập, vận dụng kiến thức thực tiễn vào giải quyết vấn đề và vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống

* Trọng tâm:

Tiêu chuẩn ăn uống, các nguyên tắc lập khẩu phần ăn hợp lí

1. Giáo viên: Tư liệu về khẩu phần ăn hợp lí, tháp dinh dưỡng

2. Học sinh: SGK, vở ghi

Trực quan + thuyết trình

1. Ổn định lớp: (1') Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: (3') vai trò của vitamin, muối khoáng đối với cơ thể?

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: để có thể đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể chúng ta cần phải có khẩu phần ăn hợp lí. Vậy làm thế nào để có một khẩu phần ăn hợp lí, nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Mục tiêu: học sinh trình bày được nguyên nhân cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK, đọc bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” (tr120) -> trả lời các câu hỏi:

+ Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

+ Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào?

- GV tổng kết lại những nọi dung thảo luận.

+ Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao?

HS tự thu nhận TT.

Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi, đánh giá tổng kết của GV

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc:

+ Lứa tuổi.

+ Giới tính.

+ Trạng thái sinh lí.

+ Lao động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 2: Gía trị dinh dưỡng của thức ăn, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn

Mục tiêu: học sinh trình bày được một số thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong những loại thức ăn cơ bản, chỉ ra nguyên tắc khi lập khẩu phần ăn

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT, quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn.

- Sự phối hợp các loại thức ăn có ý nghĩa gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?

+ Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi?

+ Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những căn cứ nào?

- Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?

- GV chốt lại kiến thức

HS tự thu nhận TT, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế,

Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến

Đại diện nhóm lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở:

+ Thành phần các chất.

+ Năng lượng chứa trong nó.

+ Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.

- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể ở trong một ngày.

- Nguyên tắc lập khẩu phần:

+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

+ Đảm bảo: đủ lượng (calo); đủ chất (lipit, prôtêin, gluxit, vitamin, muối khoáng).

4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu

HĐ 3: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh củng cố nhanh nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức trọng tâm

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 5’

Hoạt động của giáo viên

+ Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c ở đầu câu trả lời em cho là đúng.

1. Bữa ăn hợp lí cần có chất lượng là:

a. Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.

b. Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.

c. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

d. Cả 3 ý a, b, c.

2. Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần:

a. Phát triển kinh tế gia đình.

b. Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng.

c. Bữa ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa.

d. Chỉ a và b.

e. Cả a, b, c.thai?

Hoạt động của học sinh

+ Đọc nội dung ghi nhớ

+ Đọc nội dung em có biết

+ Trả lời nội dung câu hỏi

Nội dung cần đạt

HS ghi nhớ nội dung bài học

5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 41: thực hành phân tích một khẩu phần ăn cho trước

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 41

Hoạt động của học sinh: Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Nội dung cần đạt: Học bài theo câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết?”.

- Xem kỹ bảng 37.1, ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2.

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học