Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2)

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức:

- Khái quát được các nội dung kiến thức chuẩn bị cho học kì I

- Hoàn thiện đề cương ôn tập

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng hoạt động độc lập, tổng kết kiến thức

3. Thái độ:

- Tự giác, tập trung học tập

Trọng tâm: Học sinh khái quát được các nội dung ôn tập, làm đề cương

1. Giáo viên: nội dung ôn tập và hệ thống câu hỏi đề cương

2. Học sinh: SGK, vở ghi

Trực quan + thuyết trình

1. Ổn định lớp: (1') Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: (3') không

3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 1: HS chữa đề cương ôn tập

Mục tiêu: HS xác đinh được các nội dung ôn tập chuẩn bị cho thi học kì I

Phương pháp: Thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Yêu cầu học sinh chữa đề cương ôn tập lên bảng và bảng phụ

Yêu cầu HS dưới lớp quan sát, nhận xét

Chữa đề cương

Điều chỉnh theo nội dung chữa của GV

HS tự làm, tự trình bày

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 2: Chữa đề cương

Mục tiêu: HS có được các kiến thức trọng tâm theo nội dung đề cương ôn tập

Phương pháp: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm

Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp

Thời gian: 15’

Chữa đề cương dựa trên bài làm của HS

Chữa đề cương vào vở

Nội dung cần đạt

Câu 1: gồm 3 quá trình

Thông khí ở phổi:

Mục đích: liên tục cung cấp khí O2 và loại thải khí CO2 cho cơ thể

1 cử động hô hấp = 1 lần hít vào – thở ra

Nhịp hô hấp: số lần hít – thở trong 1 phút

Cơ chế: nhờ hoạt động của lồng ngực và cơ hô hấp

Trao đổi khí ở phổi:

+ Ở phế nang: [O2] cao, [CO2] thấp

+ Ở máu mao mạch: [O2] thấp, [CO2] cao

Theo cơ chế khuếch tán: O2 đi từ phế nang vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch vào phế nang

Trao đổi khí ở tế bào:

+ Ở máu mao mạch: [O2] cao, [CO2] thấp

+ Ở tế bào: [O2] thấp, [CO2] cao

Theo cơ chế khuếch tán: O2 đi từ mao mạch vào tế bào, CO2 đi từ tế bào vào mao mạch

Câu 2:

Khi chơi thể thao, lao động cơ thể cần cung cấp nhiều năng lượng hơn ↠ quá trình phân giải các chất diễn ra mạnh mẽ hơn ↠ các tế bào cần nhiều O2 và thải ra nhiều CO2 hơn ↠ nhịp thở nhanh và mạnh để lấy được nhiều O2 và thải ra nhiều CO2 hơn ↠hoạt động hô hấp diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn

Một số biện pháp: Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức, luyện tập hít thở để tăng dung tích sống, đeo khẩu trang tránh bụi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Câu 4: Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

Câu 5:

Khái niệm tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu và thải các chất không thể hấp thu

Cấu tạo ruột non

Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng hơn dạ dày.

+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.

+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy.

Biến đổi lý học:

- Gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết dịch tiêu hoá giúp hoà loãng thức ăn.

- Sự co bóp của ruột non → thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá

Biến đổi hoá học:

- Tinh bột và đường đôi Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất đường đôi Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất đường đơn

- Prôtêin Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất Peptit Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất axit amin

- Lipit → Các giọt lipit nhỏ Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất Glixêrin và axít béo

Đặc điểm dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hóa:

+ Thành dạ dày gồm: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc

+ Lớp cơ gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.

+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến vị tiết dịch vị (chất nhày, HCl, enzim pepsin).

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày:

Biến đổi lý học:

- Tiết dịch vị nhờ tuyến vị.

- Sự co bóp của dạ dày → thức ăn được nhiền nhỏ và thấm đều dịch tiêu hoá

Biến đổi hoá học:

- Tinh bột và đường đôi Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất đường đôi

Giáo án Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì 1 (tiết 2) | Giáo án Sinh học 8 mới, chuẩn nhất

4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu

HĐ 3: Củng cố

Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học

Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình

Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế

Thời gian: 3’

GV: GV nhắc lại kiến thức trọng tâm

HS: HS chữa bài

ND: Ghi nhớ kiến thức trọng tâm

5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS hoàn thiện nội dung tự luận

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: tự học

Thời gian: 1’

GV: Yêu cầu hoàn thiện nội dung tự luận, ôn lại nội dung trắc nghiệm

HS: Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

ND: HS ghi nhớ nội dung kiến thức ôn tập

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học