Giáo án Sinh học 12 Bài tập phần Sinh thái học
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Củng cố được những kiến thức đã học về sinh thái học.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập.
2.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
- Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. Phương pháp giảng dạy:
Bài tập củng cố.
III. Phương tiện dạy học:
Phiếu bài tập trắc nghiệm và đáp án.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Khám phá: 2p
*Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học trong phần Sinh thái học?
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
HĐ1: Bài tập tự luận GV: Cho HS làm các dạng bài tập sinh thái cơ bản HS: vận dụng kiến thức để giải bài tập. HĐ2: Bài tập tự luận GV: Cho HS làm các dạng bài tập sinh thái cơ bản HS: vận dụng kiến thức để giải bài tập. |
I. Bài tập tự luận: 1. Dạng bài về tổng nhiệt hữu hiệu: Công thức: S = (T- C)D S: Tổng nhiệt hữu hiệu, độ – ngày T: Nhiệt độ ngày, oC C: Ngưỡng nhiệt phát triển, oC D: độ dài ngày Bài 1: Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 0oC, nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con. a. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con. b. Nếu ở nhiệt 50C và 100C thì mất bao nhiêu ngày? c. Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 50C và 100C. rút ra kết luận. Bài giải. - áp dụng công thức: S = (T - C).D a. Tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 20C là: S = (2 - C). 205 = 410 độ – ngày. b. Thời gian để trứng nở thành cá con ở : + Nhiệt độ 50C là: D = 410 : 5 = 82 ngày. + Nhiệt 100C là: D = 410:10 = 41 ngày. c. Tổng nhiệt hữu hiệu ở: + Nhiệt độ 50C là: S = (5 - 0) . 82 = 410 độ – ngày. + Nhiệt độ 100C là: S = (10 - 0) . 41 = 410 độ – ngày. ⇒ Kết luận: + Nhiệt độ ngày và độ dài phát triển có thể khác nhau nhưng tổng nhiệt hữu hiệu cho quá trình phát triển cụ thể nào đó là giống nhau. + Trong phạm vi ngưỡng nhiệt tối thiểu và tối đa thì: Nhiệt độ môi trường tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển. Nhiệt độ môi trường càng cao thì thời gian phát triển càng ngắn. Bài 2: ở ruồi giấm có thời gian của một chu kì sống từ trứng đến ruồi trưởng thành ở 250C là 10 ngày đêm, còn ở 180C là 17 ngày đêm. a. Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm. b. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho kì sống của ruồi giấm. c. Xác định số thế hệ trung bình của ruồi giấm trong năm. Bài giải. a. áp dụng công thức: S = (T - C) . D + ở nhiệt độ 250C: S = (25 - C) . 10 + ở nhiệt độ 180C: S = (18 - C) . 17 Vì S là một hằng số nên ta có: (25 – C) . 10 = (18 - C) . 17 ⇒ C = 80C b. Tổng nhiệt hữu hiệu: S = (25 - 8) . 10 = 170 độ ngày. c. Số thế hệ ruồi giấm trong năm. - ở nhiệt độ 250C là (365 . (25 - 8)) : 170 = 37 thế hệ. - ở nhiệt độ 180C là (365 . (18 - 8)) : 170 = 22 thế hệ. Bài 3: Giả sử trên đồng cỏ các loài sinh vật sau: Cỏ, sâu, ếch, chuột, đại bàng, chim ăn thịt cỡ nhỏ, chim ăn sâu, sư tử, báo, động vật móng guốc, rắn. a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn đơn giản có thể có trên đồng cỏ trên, chỉ ra mắt xích chung nhất của lưới thức ăn. b. Nếu cỏ bị nhiễm thuốc DDT thì loài nào tích tụ thuốc DDT nhiều nhất? Bài giải. - Nếu cỏ bị nhiễm DDT thì loài nào đứng ở mức dinh dưỡng cao nhất của chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn là loài bị nhiễm độc nặng nhất do hiện tượng khuếch đại sinh học. Đó là chim đại bàng. Bài 4: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5 % năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5 kcal. a. Xác định sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật? b. Xác định sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật? c. Tính hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng? Bài giải. a. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật. 106 . 2,5% = 2,5 . 104 kcal b. Sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật. 2,5 . 104 . 10% = 2,5 .103 kcal c. Hiệu suất sinh thái. - ở sinh vật tiêu thụ cấp I: (25: 2,5 .103) . 100% = 1% - ở sinh vật tiêu thụ cấp II: (2,5: 25) . 100% = 10% - ở sinh vật tiêu thụ cấp III: (0,5: 2,5) . 100% = 20%. |
HĐ3: Bài tập trắc nghiệm
GV:
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- Yêu cầu hs vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành phiếu bài tập.
HS: Thảo luận nhóm và làm bài tập → lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
3. Thực hành/ Luyện tập:
- GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm.
4. Vận dụng:
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị cho bài thực hành 46.
V. Rút kinh nghiệm:
Phiếu bài tập Sinh thái học
I. TỰ LUẬN:
* Dạng bài về tổng nhiệt hữu hiệu:
Công thức: S = (T- C)D
S: Tổng nhiệt hữu hiệu, độ – ngày
T: Nhiệt độ ngày, oC
C: Ngưỡng nhiệt phát triển, oC
D: độ dài ngày
Bài 1: Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 0oC, nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con.
a.Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con.
b.Nếu ở nhiệt 50C và 100C thì mất bao nhiêu ngày?
c.Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 50C và 100C. Rút ra kết luận.
* Dạng bài về tính hiệu suất sinh thái:
Bài 2: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5 % năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5 kcal.
a.Xác định sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật?
b.Xác định sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật?
c.Tính hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng?
II. TRẮC NGHIỆM:
* Phần bắt buộc:
Câu 1. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 2. Có các loại nhân tố sinh thái nào:
A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.
B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.
C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.
D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
Câu 3: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?
A.10% B.50%
C.70% D.90%
Câu 4: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:
A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là:
A.hệ sinh thái nhân tạo
B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô
D.hệ sinh thái tự nhiên
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 47: Ôn tập phần Tiến hóa và sinh thái
- Ôn tập Học kì 2 (tiết 1)
- Ôn tập Học kì 2 (tiết 2)
- Bài 48: Ôn tập
- Ôn tập Học kì 2 (tiết 3)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12