Giáo án Sinh học 12 Bài 47: Ôn tập phần Tiến hóa và sinh thái

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung chính của thuyết tiến hóa của Đacuyn.

- Hiểu được nội dung của học thuyết tiến hóa tổng hợp cùng với cac

- Biết vận dụng lí thuyết để giải  thích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài mới.

- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung của phần sinh thái học từ mức độ sinh thái cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: toàn bộ nội dung kiến thức của phần Tiến hóa và Sinh thái học.

3. Thái độ: 

- Giúp HS biết vận dụng lí thuyết để giải thích và giải quyết vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.

II. Phương pháp giảng dạy:

- Ôn tập củng cố.

III. Phương tiện dạy học:

- Sơ đồ khái niệm phần Tiến hóa và phần Sinh thái học.

- Phiếu bài tập.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Khám phá:

2. Kết nối:

* Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức phần Tiến hóa và Sinh thái học.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ôn thi

GV: Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ.

GV: Nhận xét, bổ sung

HS: Quan sát và vận dụng để tự tóm tắt các kiến thức đã học → lên bảng trình bày 

I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC.

* Hoạt động 2. Bài tập ôn tập

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung ôn thi

GV: Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi ôn tập trong SGK và phiếu bài tập.

GV: Đưa ra đáp án đúng, giải thích đáp án.

HS: vận dụng kiến thức đã ôn tập để làm các bài tập → trình bày .

HS: nhận xét, bổ sung.

HS: Chữa bài

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN CƠ CHẾ TIẾN HÓA

1. Các bằng chứng tiến hóa.

Các bằng chứng Vai trò

Cổ sinh vật học

Các hóa thạch trung gian phản ánh mối quan hệ giữa các ngành, các lớp trong quá trình tiến hóa.

Giải phẫu so sánh

Các cơ quan tương đồng, thoái hóa phản ánh mẫu cấu tạo chung của các nhóm lớn, nguồn gốc chung của chúng.

Phôi sinh học so sánh

Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm những nhóm phân loại khác nhau cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc của chúng.

Sự phát triển cá thể lặp lại sự phát triển rút gọn của loài.

Địa sinh vật học

Sự giống nhau trong hệ động vật, thực vật của các khu địa lí có liên quan với lịch sử địa chất.

Tế bào học và sinh học phân tử

Cơ thể mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Các loài đều có axit nucleic cấu tạo từ 4 loại nucleotit, mã di truyền thống nhất, protein cấu tạo từ trên 20 loại aa.

2. So sánh các thuyết tiến hóa.

Chỉ tiêu so sánh Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại

Các NTTH

Thay đổi của ngoại cảnh. Tập quán hoạt động của động vật.

Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.

Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, biến động di truyền.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ ngoại cảnh, không có đào thải.

Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho SV dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu.

Dưới tác dụng của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

Hình thành loài mới

Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian.

Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.

Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

Chiều hướng tiến hóa

Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.

Ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng cao. Thích nghi ngày càng hợp lí.

Như quan niệm của Đacuyn và nêu cụ thể chiều hướng tiến hóa của các nhóm loài.

3. Vai trò các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ.

Các NTTH Vai trò

Đột biến

Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (đột biến) cho tiến hóa và làm thay đổi nhỏ tần số alen.

GP không ngẫu nhiên

Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

Chọn lọc tự nhiên

định hướng sự tiến hóa, qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

Di nhập gen

Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.

Các yếu tố ngẫu nhiên

Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.

4. Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người.

Sự PS Các giai đoạn Đặc điểm cơ bản

Sự sống

- Tiến hóa hóa học.

- Tiến hóa tiền sinh học.

- Tiến hóa sinh học.

- Quá trình phức tạp hóa các hợp chất cacbon: C -> CH -> CHO -> CHON.

- Phân tử đơn giản -> phân tử phức tạp -> đại phân tử -> đại phân tử tự tái bản (ADN).

- Hệ đại phân tử -> tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ -> đơn bào nhân thực.

- Từ tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ, nhân thực

Loài người

- Người tối cổ.

- Người cổ.

- Người hiện đại.

- Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá,mảnh xương thú) để tự vệ.

- Homo habilis (người khéo léo): Hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

- Homo erectus (người đứng thẳng): Thể tích hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.

- Thể tích hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

5. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.

Yếu tố ST. Nhóm thực vật Nhóm động vật

Ánh sáng

- Nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng.

- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.

- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

Nhiệt độ

- Thực vật biến nhiệt.

- Động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt.

Độ ẩm

- Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa, thực vật chịu hạn.

- Động vật ưa ẩm, ưa khô.

6. Quan hệ cùng loài và khác loài.

Quan hệ Cùng loài Khác loài

Hỗ trợ

Quần tụ, bầy đàn.

Hội sinh, hợp sinh, cộng sinh.

Cạnh tranh-đối kháng

Cạnh tranh, ăn thịt nhau.

Hãm sinh, cạnh tranh, con mồi – vật dữ, vật chủ – vật kí sinh.

7. Đặc điểm các cấp tổ chức sống.

Các cấp Khái niệm Đặc điểm

Quần thể

Gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi...Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

Quần xã

Gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mất thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

Hệ sinh thái

Gồm quần xã và khu vực sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác với nahu và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: SV sản xuất -> SV tiêu thụ -> SV phân giải.

Sinh quyển

Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.

Gồm những khu sinh học đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước.

PHIẾU BÀI TẬP

I. PHẦN TIẾN HÓA:

Câu 1: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:

A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.

B. Phân tích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các đột biến.

C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

D. Đề xuất khái niệm biến dị, nêu lên tính vô hướng của biến dị.

Câu 2: Nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi cây trồng là:

A. Sự phân li tính trạng.

B. Sự thích nghi cao độ với nhu cầu của con người.

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình chọn lọc nhân tạo.

Câu 3 : Về mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng:

A. Các loài không có họ hàng về mặt nguồn gốc.

B. Các loài cùng được sinh ra cùng một lúc và không hề biến đổi.

C. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng.

D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

A.biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN

B.đặc tính thu ược trong đời sống cá thể

C.đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

D.đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 16 : Theo quan niệm của Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A.không có loài nào bị đào thải

B.dưới tác dụng của môi trường sống

C.dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung

D.dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá

Câu 17: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các

giống vật nuôi, cây trồng là:

A. Chọn lọc nhân tạo

B. Chọn lọc tự nhiên

C. biến dị cá thể

D. biến dị xác định.

Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động chọc lọc tự nhiên là

A. quần thể

B. giao tử 

C. Cá thể 

D. nhiễm sắc thể

Câu 19:Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng , phong phú là do

A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều

B. các biến dị cá thể và các biến đôi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được qua thế hệ sau

C. chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính di truyền và biến dị

D. sự tác động của CLTN lên cơ thể sinh vật ngày càng ít

Câu 20: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết của Đacuyn là

A. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền và các biến dị

B. chưa giải thích về cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật

C. chưa đi sâu vào con đường hình thành loài

D. chưa làm rõ tổ chức của loài sinh học

Câu 21: Nguyên nhân tiến hoá theo Đacuyn là:

A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.

B. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.

C. sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với các điều kiện sống bất lợi của môi trường.

D. do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục.

BÀI 27. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

25.Các nhân tố tiến hoá phát huy vai trò thường xuyên trong quần thể lớn là

A. đột biến,các nhân tố ngẫu nhiên hay biến động di truyền

B.đột biến , di nhập gen

C.di nhập gen, các nhân tố ngẫu nhiên hay biến động di truyền

D.đột biến , chọn lọc tự nhiên

26.Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản ?

A. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn B.Vì là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp

C.Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể

D.Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá

27.Tác động đặc trưng của CLNT so với các nhân tố tiến hoá khác là

A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ

B.làm thay đổi nhanh tần số tương đối của các alen theo hướng xác định.

C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.

D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường

28. Nhân tố tiến hoá có khả năng làm thay đổi rất lớn tần số tương đối các alen

thuộc một gen trong quần thể nhỏ

A.đột biến

B.di nhập gen

C. các nhân tố ngẫu nhiên hay biến động di truyền

D. chọn lọc tự nhiên

29. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen

của cả hai quần thể là

A. đột biến

B. biến động di truyền

C. di nhập gen

D. chọn lọc tự nhiên

30.Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần các kiểu gen trong quần thể? :

A. đột biến.

B. CLTN.

C. di - nhập gen.

D. giao phối không ngẫu nhiên.

31.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố tiến hoá nào có hướng xác định?

A. Đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Di - nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

32.Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá ?:

A. biến dị đột biến.

B. biến dị tổ hợp.

C. đột biến gen.

D. đột biến số lượng NST.

33.Tác động của chọn lọc sẽ  đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ ? :

A. Chọc lọc chống lại thể đồng hợp

C. chọn lọc chống lại thể dị hợp

B. chọn lọc chông lại alen lặn

D. chọn lọc chống alen trội

34.Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đôi của alen thuộc một gen là

A. di nhập gen

B. chọn lọc tự nhiên

C.đột biến

D. Biến động di truyền

35. Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là

A. đột biến , di nhập gen

B. đột biến, chọn lọc tự nhiên

C.đột biến, biến động di truyền

D.di nhập gen , biến động di truyền

36.Áp lực của CLTN so với áp lực của quá trình đột biến như thế nào?

A.áp lực của CLTN lớn hơn

B.áp lực của CLTN nhỏ hơn

C.áp lực của CLTN bằng áp lực của quá trình đột biến

D.áp lực của CLTN lớn hơn một ít

37. Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là

A. cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp

B. tần số đột biến của vốn gen khá lớn

C. tạo ra một áp lực làmn thay đổi tần số các alen trong quần thể

D. cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.

38.CLTN tác động như thế nào vào sinh vật

A.tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội

B.tác động trực tiếp vào alen

C.tác động trực tiếp vào kiểu hình

D. tác động trực tiếp vào kiểu gen.

41.Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến cấu trúc NST

B. biến dị tổ hợp

C. đột biến số lượng NST

D. đột biến gen

42.Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số tương đối của các alen thuộc một gen là :

A. đột biến

B. giao phối không ngẫu nhiên

C. di nhập gen

D. chọn lọc tự nhiên

43.Các nhân tố tiến hoá phát huy vai trò chủ yếu trong quần thể nhỏ là

A.đột biến,biến động di truyền

B.đột biến , di nhập gen

C.di nhập gen, các nhân tố ngẫu nhiên hay biến động di truyền

D.đột biến , chọn lọc tự nhiên

44.Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản ?

A. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp

B. làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể

C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi

D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

II. PHẦN SINH THÁI HỌC:

Câu 1: Hệ sinh thái là gì? 

A.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 2: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: 

A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 3: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 

A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt

D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là: 

A.hệ sinh thái nhân tạo 

B.hệ sinh thái “khép kín” 

C.hệ sinh thái vi mô

D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 6: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:

A.hệ sinh thái nước đứng 

B.hệ sinh thái nước ngọt 

C.hệ sinh thái nước chảy

D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 7: Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó: 

A.không được tác động vào các hệ sinh thái

B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái

C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái

D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái

Câu 8: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào? 

A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau

D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

Câu 9: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:

A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc   

B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái

C.điều kiện môi trường vô sinh

D.tính ổn định của hệ sinh thái

Câu 10: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? 

A.Sinh vật phân giải

B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1

C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2

D.Sinh vật sản xuất

Câu 11: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:

A.sinh vật phân giải

B.sinh vật sản xuất

C.động vật ăn thực vật

D.động vật ăn động vật

Câu 12: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:

A.hệ sinh thái trên cạn

B.hệ sinh thái nước ngọt

C.hệ sinh thái tự nhiên

D.hệ sinh thái nhân tạo

Câu 13: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:

A.hệ sinh thái nông nghiệp

B.hệ sinh thái ao hồ   

C.hệ sinh thái trên cạn

D.hệ sinh thái savan đồng cỏ

Câu 14: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:

A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã

B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã

C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể

D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã

Câu 16: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: 

A.hiệu ứng “nhà kính”

B.trồng rừng và bảo vệ môi trường

C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải 

D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…

Câu 18: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 

A.trồng các cây họ Đậu

B.trồng các cây lâu năm

C.trồng các cây một năm

D.bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 19: Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là 

A.muối amôn và nitrát

B.nitrat và muối nitrit

C.muối amôn và muối nitrit

D.nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ

Câu 20: Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được? 

A.cacbon

B.photpho

C.nitơ  

D.oxi

Câu 21: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:

A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng

B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm

C.cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn

D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Câu 22: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 

A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm

B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ

C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm

D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ

Câu 29: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: 

A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể

C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã

D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu 30: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo: 

A.con đường vật lí

B.con đường hóa học

C.con đường sinh học  

D.con đường quang hóa

Câu 31: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào: 

A.đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu

B.đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu

C.đặc điểm địa lí, khí hậu 

D.đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu

Câu 32: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: 

A.vùng nhiệt đới

B.vùng ôn đới

C.vùng cận Bắc cực 

D.vùng Bắc cực

Câu 33: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: 

A.vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu

B.vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu

C.vi khuẩn sống tự do trong đất và nước

D.vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Câu 34: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 

A.năng lượng gió  

B.năng lượng điện 

C.năng lượng nhiệt 

D.năng lượng mặt trời

Câu 35: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: 

A.càng giảm 

B.càng tăng 

C.không thay đổi 

D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng

Câu 36: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 

Câu 44: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng 

A.ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng

B.xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên

C.vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư

D.chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất

Câu 45: Bảo vệ đa dạng sinh học là 

A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài

B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài

C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái

D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 12 khác