Giáo án Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

   Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi trường sống.

- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.

- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường.

2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách báo, internet ... để tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái; sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

3. Thái độ:

- GD HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Thảo luận nhóm.

- Hình vẽ : 35.1 – 35.2 SGK.

1. Khám phá: (3p)

*Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ:

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK

+ Môi trường sống là gì?Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào? Nêu ví dụ các sinh vật sống trong các loại môi trường?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức.

GV: Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái bao gồm những nhân tố nào, ảnh hưởng ra sao tới sinh vật?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời.

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.

1. Môi trường sống:

- Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường nước,  và môi trường sinh vật.

 

2. Nhân tố sinh thái:

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

- Các loại nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh

Hoạt động 2: Tìm hiểu giới hạn sinh thái và ổ sinh sinh thái.

 GV: Yêu cầu HS:

- Nghiên cứu hình 35.1 và cho ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật?

- Thế nào là giới hạn sinh thái? Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái như thế nào? Nhiệt độ thuận lợi? Điểm gây chết?

- Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 151, thảo luận nhóm và trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Thế nào là ổ sinh thái? Nêu một số ví dụ về ổ sinh thái?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 152 và trả lời.

GV: Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở?

HS: thảo luận nhóm và trả lời.

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI.

1. Giới hạn sinh thái.

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có:

+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

VD1: Loài cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái nhiệt độ 50 – 420C. Nhiệt độ 50C là gới hạn dưới, 420C là gới hạn trên, nhiệt độ thuận lợi cho cá rô phi phát triển là 200 – 350C.

VD2: Hầu hết cây trồng nhiệt đới có giới hạn nhiệt độ từ O0C – 400C . Nhiệt độ thuận lợi cho cây quang hợp tốt nhất là 20 – 300C

VD3: Đa số thực vật có giới hạn về ánh sáng ở bước sóng từ 3600A0 – 7600A0  giúp cây xanh quang hợp tốt nhất

2. Ổ sinh thái:

- Ổ sinh thái của một loài là “không gian sinh thái’’ mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn về sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

- Nơi ở chỉ là nơi cư trú của sinh vật

VD: Tổ chim là nơi ở nhưng ổ sinh thái của chim là tất cả những nhân tố sinh thái(thức ăn, kẻ thù, bạn tình, nhiệt độ, độ ẩm ….) giúp cho chim tồn tại và phát triển.

- VD: SGK.

3. Thực hành / Luyện tập: (5p)

- HS đọc kết luận cuối bài.

- Làm bài tập 1 và 4 SGK trang 154, 155.

4. Vận dụng: (2p)

-  Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.

- Đọc trước bài 36.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học