Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiết 2)

I. Mục tiêu:

   Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về các đặc trưng cơ bản: sự phân bố cá thể, và mật độ cá thể của qần thể, lấy ví dụ minh họa.

- Nêu được ảnh hưởng của một số sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới sự phân bố cá thể, và mật độ cá thể của qần thể

- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật: sự phân bố cá thể, và mật độ cá thể của qần thể .

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

II. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Thảo luận nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

Tranh phóng to các hình 37.1 – 37.3 SGK.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Khám phá:(5p)

*Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ:

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố cá thể của quần thể

GV: yêu cầu HS quan sát hình 37.3 SGK và cho biết:

(?) Nêu tên các kiểu phân bố cá thể trong QT?

HS: nêu được 3 kiểu phân bố cá thể

GV: kẻ bảng 37.2 với các ô trống trên bảng và yêu cầu HS lên bảng điền:

- Đặc điểm các kiểu phân bố

- Ý nghĩa các kiểu phân bố

HS: lên bảng trình bày

GV: gọi các HS khác nhận xét, và bổ sung

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

- Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.

- Các kiểu phân bố cá thể: Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên.(Bảng 37.2-SGK trang 164)

Hoạt động 2: Tìm hiểu mật độ cá thể của quần thể.

GV:

- Lấy  một vài vd về mật độ cá thể của QT TV, ĐV

VD: mật độ cá, mật độ cây gỗ trong rừng ở mức độ cao, trung bình và thấp

- yêu cầu HS phân tích ảnh hưởng của số lượng cá thể đối với môi trường sống?

HS: phân tích được:

- Khi số lượng cá thể nhiều trong một diện tích: các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở...dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao

- Khi số lượng cá thể ít trong một diện tích: các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

GV: nhận xét, đánh giá và dẫn dắt đến kiến thức về mật độ.

GV: hỏi

? Mật độ là gì?

? Mật độ có ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

HS: thảo luận và trả lời

GV: nhận xét, bổ sung

Liên hệ

- Điều gì xảy ra với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng cao?

HS: Cá quả có tập tính ăn thịt khi mật độ tăng cao, chúng ăn lẫn nhau hoặc ăn con non → điều chỉnh mật độ.

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

- Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

+  Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở...dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.

+  Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

3. Thực hành / Luyện tập:(3p)

- Theo em điều kiện sống của môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc dân số (sự phân bố và mật độ cá thể) của quần thể?

4. Vận dụng:(2p)

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài SGK.

- Đọc trước bài 38.

V. Rút kinh nghiệm:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 12 khác