Giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc;

- Vận dụng các kiến thức đã học để thực hành đọc văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

3. Về phẩm chất

- Trân trọng những giá trị tốt đẹp về truyền thống.

- Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức để tìm hiểu văn bản và trả lời các yêu cầu sau:

1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích.

2. Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật.

3. Một số nét đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức.

 1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích.

- Vị trí: Đoạn trích thuộc phần 2 của cốt truyện (chia li), từ câu 1033 đến câu 1054 trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.

+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp: Nỗi niềm nhớ nhung người yêu và gia đình của Thúy Kiều.

+ Phần 3: 8 câu thơ cuối: Tâm trạng bất an, đau buồn và dự cảm về tương lai của Thúy Kiều.

- Nội dung chính: Nỗi buồn đau, xót thương, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. Không chỉ lo cho bản thân, nàng còn hướng tình cảm nhớ nhung về gia đình và người yêu.

2. Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật.

- Lời người kể chuyện trong đoạn trích là lời của Thúy Kiều, đồng thời cũng là lời của tác giả.

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật:

+ Thúy Kiều đau buồn, xót thương cho hoàn cảnh bị giam cầm cả về mặt thể chất và tinh thần ở lầu Ngưng Bích khi nhìn ra thiên nhiên hùng vĩ, heo hút.

+ Nàng thương mình, rồi lại thương cho những người ở nhà đang ngóng chờ mình. Đó là nỗi đau đớn khôn nguôi khi không thể thực hiện lời hẹn lứa đôi với Kim Trọng, tủi nhục vì không rửa hết “vết nhơ” để sánh đôi với chàng. Đó còn là nỗi thương cha mẹ khi không thể ở nhà chăm sóc tuổi già cho cha mẹ.

+ Nàng quay trở về thực tại, rồi lại sợ hãi, lo lắng cho số phận sau này của mình, dự cảm về một tương lai sẽ đầy sóng gió, khổ ải.

- Đặc điểm tính cách nhân vật:

+ Thúy Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa, luôn quan tâm, lo lắng cho mọi người.

+ Nàng nhạy cảm, luôn buồn đau, nhận thức được tình cảnh của mình.

+ Nàng biết lo lắng cho tương lai, tuy nhiên lại để mặc cho số phận bấp bênh của mình.

3. Một số nét đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích.

- Sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc (cũng là thể thơ được ưa chuộng nhất trong các tác phẩm truyện thơ Nôm).

- Dùng nhiều điển tích, điển cố.

- Ngôn ngữ vừa mang tính bác học, mỹ lệ; vừa giản dị, đời thường (một đặc điểm thường thấy trong truyện thơ Nôm).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học