Giáo án bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Xác định được thể loại văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Xác định và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Nêu được nội dung bao quát và giá trị nghệ thuật của văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Xác định và phân tích được khát vọng cứu người, giúp đời của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tinh thần nghĩa hiệp, biết giúp đỡ người xung quanh trong những hoàn cảnh cụ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

Câu hỏi: Nhân vật anh hùng mà em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu

- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi

+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến

+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất

- Sự nghiệp văn chương:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước...

+ Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...

- Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

b. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.

+ Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện

-Bố cục đoạn trích

+ Phần 1: Lục Vân Tiên đánh cướp

+ Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Xác định được thể loại văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Xác định và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Nêu được nội dung bao quát và giá trị nghệ thuật của văn bản “Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên)”.

- Xác định và phân tích được khát vọng cứu người, giúp đời của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học