(KHBD) Giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (sách mới)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều, Kết nối tri thức. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Giáo án Kiều ở lầu Ngưng Bích (sách cũ)
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Cảm nhận đc nỗi bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi của TK khi bị giam lỏng ở lầu NB và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và n/t tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND.
2. Kĩ năng
- Bổ sung k/t đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy đc t/d của ngôn ngữ độc thoại, của n/t tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nv qua một đoạn trích trong t/p Truyện Kiều.
- Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của ND đối với nv trong truyện.
3. Thái độ
- Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp.
1. Giáo viên
+ Soạn bài, tranh, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
H: Đọc thuộc 6 câu thơ đầu và phân tích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
3. Bài mới
- Trong tâm trạng cô đơn bẽ bàng tủi hổ cho thân phận Thuý Kiều đã nhớ đến ai và nỗi nhớ ấy được miêu tả như thế nào? Từ đó Thuý kiểu đã nghĩ và lo sợ như thế nào về tương lai mù mịt của nàng ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học thứ hai của đoạn trích.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
- Đọc 8 câu tiếp H: Lời đoạn thơ của ai? NT độc thoại có ý nghĩa gì? H: Trong tâm trạng cô đơn ấy, TK nhớ về ai? nỗi nhớ ấy đc m/t ntn? (nàng nhớ Kim Trọng trước đó là nỗi thương nhớ tự nhiên của một người đang yêu bỗng thấy cô đơn - phù hợp tâm lý) |
b. Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ và người yêu: 1/ Kiều nhớ Kim Trọng: - Nhớ buổi thề nguyền đính ước: "tưởng người dưới nguyệt..." “Tấm son... phai” - Thuý Kiều nhớ về Kim Trọng, nhớ chén rượu thề nguyền đôi lứa. Nàng Tưởng tượng Kim Trọng đang mong nhớ, ngóng trông tin tức của mình trong vô vọng: "tin sương...mai chờ" |
H: Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào? |
“Tấm son.. phai” - Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được - Ta cũng có thể hiểu câu thơ theo một nghĩa khác → Nàng k/đ t/c mà mình dành cho chàng K k bao giờ có thể phai nhạt → khẳng định lòng chung thuỷ son sắt. |
H: Tâm trạng của Kiều ntn khi nàng nhớ tới Kim Trọng? |
⇒ Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa mang mặc cảm tội lỗi của người phụ tình “Ôi kim lang hỡi Kim lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” → nỗi nhớ của trái tim yêu tha thiết chung thuỷ. |
H: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? (Thương - xót)
H: Những thành ngữ nào ? Điển cố nào được sử dụng trong câu thơ?
H: Trong cảnh ngộ của mình TK nhớ đến ai trước ai sau nhớ như vậy có hợp lí k?
- Gv giảng bình
H: Em có nx ntn về cách dùng từ ngữ của t/g khi diễn tả 2 nỗi nhớ khác nhau của TK? H: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu -> Kiều là người ntn ? - Đọc đoạn cuối. |
2/ Nhớ cha mẹ: - Thương và xót cha mẹ, nàng tưởng tượng cha mẹ ngày thêm già yếu: + Sớm chiều tựa cửa trông con + Tuổi già sức yếu không người chăm sóc - Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử” - Nthuật: tượng trưng - cái cây cha mẹ trồng tượng trưng cho h/ả của cha mẹ. - TK đã đặt nỗi nhớ ng yêu lên trước nỗi nhớ cha mẹ(có vẻ như k hợp lí nhưng ND đã để như vậy bởi đó là 2 cung bậc t/c khác nhau và còn 1 lí do nữa khiến cho TK luôn chăn chở rằng nàng đã phụ bạc chàng Kim, phụ lại lời thề đôi lứa. Còn với cha mẹ ít nhất nàng cũng đã bán mình chuộc cha phần nào đền đáp đc chữ hiếu). - Cách dùng từ ngữ đc lựa chọn độc đáo: “ tưởng ng” - “xót ng”để thể hiện 2 nỗi nhớ 2 cung bậc tình cảm khác nhau. TL: Kiều là người tình thuỷ chung, sắc son;người con hiếu thảo hết lòng vì cha mẹ và gia đình. |
H: Cảnh ở 8 câu thơ cuối là cảnh thực hay cảnh ảo? H: Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó? (Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) (Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè nấm đất bên đườngDầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” (Nhìn xa → gần vừa buồn trông vừa lắng nghe...) H: Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu ntn? - Giảng bình: (Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” với Kiều đang ở phía trước, đoạn thơ Kiều ở lầu NB như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thương cha mẹ, lo sợ cho thân phận số phận mình; lệ của nhà thơ, 1 trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh) |
c. Tâm trạng buồn đau lo âu, tuyệt vọng: - Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình. Mỗi cảnh trong bức tranh đều có điểm chung: tả nỗi buồn của một tâm trạng cô đơn, buồn tủi. - Tuy nhiên mỗi cặp câu → một nỗi nhớ, nỗi buồn + “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách, nhớ đến quê hương, cha mẹ, người yêu gợi lên từ cảnh chiều tà bên bờ biển. + “Cánh hoa trôi... biết là về đâu” -> số phận chìm nổi long đong vô định, không biết đi dâu về đâu. + “Ngọn cỏ dầu dầu”“Chân mây mặt đất “xanh xanh”-> héo úa, mịt mờ. → Nỗi đau tê tái trong lòng. + Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> nỗi lo sợ hãi hùng. |
H: NX cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
H: Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích? Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào? |
* Nghệ thuật: - Từ láy + Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động; tình: từ buồn man mác → lo sợ hãi hùng. ⇒ Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày càng tăng - Điệp ngữ “Buồn trông” → điệp khúc của tâm trạng diễn tả nỗi buồn triền miên dai dẳng dồn dập kéo đến. - Câu hỏi tu từ không trả lời → sự bế tắc, tuyệt vọng. TL: Tâm trạng cô đơn,thân phận vô định,nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ ng yêu và cha mẹ cùng sự bàng hoàng lo sợ. hãi hùng, bế tắc, tuyệt vọng, và cũng báo trước 1 duyên phận sẽ bị xô đẩy vùi dập k biết rồi sẽ đi đâu về đâu. |
HĐ2. HDHS tổng kết: H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? - Đọc ghi nhớ |
III. Tổng kết - Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: Diễn biến tâm trạng qua (ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình) - Nội dung: Thương cảm cảnh ngộ Thuý Kiều; ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. * Ghi nhớ: SGK – 96 |
4. Củng cố - luyện tập
H: Đọc thuộc bài thơ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học thuộc lòng, Phân tích từng đoạn trong bố cục.
- Chuẩn bị: Lục Vân Tiên: Đọc tác giả - tác phẩm trong chú thích (*)
- Đọc tóm tắt tác phẩm, đoạn trích, tìm bố cục- Trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:
- Giáo án: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (Tiết 1)
- Giáo án: Trau dồi vốn từ
- Giáo án: Viết bài tập làm văn số 2
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)