Giáo án bài Củng cố, mở rộng trang 111 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Củng cố, mở rộng trang 111 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc;

- Vận dụng các kiến thức đã học để thực hành đọc văn bản: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

3. Về phẩm chất

- Trân trọng những giá trị tốt đẹp về truyền thống.

- Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu bài Củng cố, mở rộng trang 110;

Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau.

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con ngườiTừ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

* “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

* Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Sự tương đồng

Sự khác nhau

- Đăt vấn đề trực tiếp.

- Đi từ suy ngẫm về nhân vật, chi tiết để dẫn đến kết luận cuối cùng.

- Các luận điểm được tổ chức theo trật tự phù hợp, chặt chẽ, rõ ràng.

Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người

Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề có trong nội dung của chính tác phẩm đang bàn luận.

- Cách tổ chức luận điểm:

Các luận điểm trong bài có vị trí, vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm đều có các dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm. 

- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề trong một tác phẩm văn học, tác giả suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát hơn.

- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có các luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có những luận điểm nhỏ hơn, giúp luận điểm chính thêm rõ ràng.

- Khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học, cần:

+ Có những luận điểm rõ ràng, liên kết khăng khít với nhau. Trong bài làm có thể có các luận điểm chính, sau đó đến luận điểm phụ; hoặc các luận điểm có vai trò ngang nhau, dùng lí lẽ, bằng chứng xác đáng để thuyết phục người đọc.

+ Cần đặt vấn đề trực tiếp, dễ hiểu, có sự liên quan với tác phẩm đang được bàn tới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học