Giáo án Văn 8 bài Bàn về phép học - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- HS có những hiểu biết bước đầu về thể tấu. Từ đó thấy được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đichá và phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước .
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng đọc- hiểu văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp , cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức học tập, biết áp dụng những phép học vào trong thực tế việc học của bản thân.
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Tư tưởng nhân nghĩa trong bài “Nước Đại Việt” ta được thể hiện như thế nào? Khái quát lại nọi dung đoạn trích bằng một sơ đồ.
3. Bài mới
Học để làm gì, học những gì...Nói chung vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc và thấu tình đạt lý luận về phép học trong bản tấu dâng vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn thiếp có ý nghĩa như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HOẠT ĐỘNG 1 . HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂUCHÚ THÍCH: - GV hướng dẫn HS đọc giọng điệu chân tình, bày tỏ, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. - GV đọc mẫu – Gọi HS đọc H: Qua phần chú thích, em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả? Ông đã giúp Triều Tây Sơn XD đất nước về mặt chính trị |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Chú thích: a) Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên. Hiệu là Lạp Phong Cưư Sĩ , ngưười đời kính trọng thưường gọi là La Sơn Phu Tử. - Quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh. - Là ngưười " Thiên tưư sáng suốt, học rộng hiểu sâu". Từng giúp triều Tây Sơn xây dựng đất nưước về mặt chính trị. Khi vua QT mất ông về ở ẩn đến cuối đời. |
H:Bài tấu ra đời trong hoàn cảnh nào? |
b) Tác phẩm: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung T8/ 1791 khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. Đoạn trích là phần đầu của bài tấu. |
H: Em hiểu tấu là thể văn như thế nào? →Lời của thần dân dâng lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Cùng loại có Nghị, Biểu, Khảo, Sớ H: So sánh Tấu với hịch, cáo có gì khác nhau? → Chiếu, hịch, cáo do vua chúa ban xuống thần dân - Dùng tấu, nghị, biểu, sớ → do thần dân gửi lên vua chúa - Yêu cầu hs giải nghĩa một số từ khó. |
c) Thể tấu: - Tấu là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần hoặc biền ngẫu) trình lên vua chúa kiến nghị , đề nghị của mình d) Từ khó : chú thích * |
HOẠT ĐỘNG 2 . HDHS ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN H:Đoạn trích chia làm mấy phần? mấy ý? Nội dung chính của từng phần: |
II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể loại( tấu)→ văn nghị luận trung đại 2. Bố cục: - Văn bản gồm 3 ý: +) Phần 1) Ngọc không mài→ điều tệ hại ấy→ mục đích của việc học. +) Phần 2) từ Nước Việt ta...những điều tệ hại ấy”→ phê phán lối học lệch sai trái. +) Phần 3) từ “Cúi xin từ nay... đến hết” →Phương pháp học đúng và tác dụng. |
- Gọi HS đọc đoạn1 H: Để nói về mục đích của việc học tác giả đã lập luận bằng phương pháp nào?Em hiểu thất truyền là gì? H: Từ đó tác giả nêu mục đích chân chính của việc học là gì? GV : Chỉ có học tập mới thành người tốt, có tri thức không thể không học mà thành người tốt. Do đó học là quy luật trong cuộc sống của con người. |
3. Phân tích: a. Mục đích chân chính của việc học: - Tác giả dùng phép so sánh để lập luận “ Ngọc không mài , không thành đồ vật”; người không học không biết rõ đạo”; →Cách giả thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. ⇒ Mục đích chân chính của việc học là để làm người. |
H: Sau khi chỉ ra mục đích chân chính của việc học, tác giả phê phán những lối học nào? H: Em hiểu như thế nào là lối học chuộng hình thức? cầu danh lợi? H: Theo tác giả lối học đó dẫn đến tác hại gì? H: Qua đó em hiểu Tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học trong thực tế xã hội lúc bấy giờ ? - GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế việc học của bản thân và các bạn . |
b. Phê phán lối học lệch: - Tg phờ phỏn lối học hình thức cầu danh lợi, không biết đến “Tam Cương, ngũ thường”. (Có nghĩa là học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không thực chất, học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn hạ, nhiều lợi lộc ). - Tác hại: “Chúa tầm thường thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều thích chạy chọt, nịnh hót, luồn cúi dẫn đến “ nước mất, nhà tan” ⇒ Phê phán lối học không đúng. Coi trọng lối học lấy mục đích làm người tốt đẹp, làm cho đất nước bền vững. |
- Gọi HS đọc đoạn 2 H: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua QT thực hiện những chính sách gì ?( Gv liên hệ với tinh thần hiếu học của nhân dân ta , chính sách khuyến học của nhà nước ta) H: Sau khi khuyên việc mở rộng hệ thống trường học, Khi bàn về cách học, để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung những cách gì? H: Bài tấu bàn về "phép học" đó là những "phép học" nào? H: Tác dụng của những "phép học" ấy? - Những điều trên gần gũi với phương pháp giáo dục hiện đai ngày nay→ cách nhìn của Nguyễn thiếp mới mẻ và tiến bộ vượt qua cách nhìn nếp nghĩ của nền gd phong kiến mấy trăm năm. H: Từ thực tế việc học của bản thân , em thấy em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất vì sao? H: Tại sao tác giả lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhân tài, vững yên được nước nhà? →Tạo được người giỏi, giữ vững đạo đức, biết gắn học với hành, tránh được nối học hình thức. H: Theo em tại sao đạo học thành sinh ra nhiều người tốt? Triều đình ngay ngắn, khiến thiên hạ thịnh trị? ( Mục đích của DG chính là đào tạo ra những con người chân chính giúp đất nước hưng thịnh. H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Qua bài em mục đích của việc học là gì? |
c. Quan điểm và phưương pháp đúng đắn trong học tập: - Việc học phải đưược phổ biến rộng khắp: mở trưường , mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngưười đi học. (Mở trường ở phủ, huyện, mở trường tư, con cháu các nhà... ở đâu thì tiện học đấy). - Dạy học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, có tính nền tảng: học từ thấp lên cao; học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải biết kết hợp với hành. ( Phép dạy : Theo Chu Tử...Tiểu học – bồi lấy gốc...Tứ thủ...ngũ kinh..chư sử...theo điều học mà làm...yên) ⇒ Phép học gồm 2 vấn đề: +) Trình tự học : từ thấp lên cao. +) Quy trình học: Học rộng rồi tóm lược cho gọn,học đi đôi với hành. +) Tác dụng: học để đi đến cái đích của đạo học chân chính, người tài được trọng dụng, nhà nước vững bền, thịnh trị. → Do vậy cần có phương pháp đúng đắn→ Đất nước nhiều nhân tài chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh ⇒ Phép học chân chính, ích nước lợi dân. |
HOẠT ĐỘNG 3 . HDHS TỔNG KẾT: H:Nêu nội dungvà BPNTcủa bài tấu ? - Gọi HS đọc ghi nhớ |
III. Tổng kết: a. Nội dung: Mục đích và tác dụng của học chân chính là học để làm người, để biết và làm góp phần hưng thịnh đất nước. - Cách học gắn với hành động, tăng cường ứng dụng thực hành môn học. b. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ. * Ghi nhớ: SGK- T79 |
4. Củng cố, luyện tập
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của p/pháp "Học đi đôi với hành "
H: Nêu những nội dung cần ghi nhớ trong bài? Bài gồm mấy luận điểm nội dung từng luận điểm?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ,HS nắm được mục đích, phương pháp học tập
- Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Bàn về phép học
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- Viết bài tập làm văn số 6
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)