Giáo án Văn 8 bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- HS biết cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch , quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thành thục hơn.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức học tập, có ý thức xây dung luận điểm chặt chẽ cho bài viết.
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
H: Khi trình bày đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
3. Bài mới
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu cách xây dựng luận điểm cho bài văn nghị luận giờ học này chúng ta sẽ luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HOẠT ĐỘNG 1. HDHS CHUẨN BỊ - HS đọc bài tập SGK H: Với đề bài trờn em thấy đề bài yờu cầu cần làm sỏng tỏ vấn đề gỡ? cho ai ? nhằm mục đích gỡ? H: Để đạt được mục đích đó, người làm bài cần đưa ra những luận điểm nào? |
I. Chuẩn bị: Đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày. - Vấn đề cần làm sáng tỏ: khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn” |
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS LUYỆN TẬP: H: Nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra không ? Vì sao? H: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bài ấy cần điều chỉnh sắp xếp ntn? - Luận điểm a: ND không phù hợp với đề bài "phải học chăm chỉ" luận điểm lại núi "lđ tốt" - Cũn thiếu những luận điểm cần thiết → mạch văn đứt đọan, vấn đề không sáng rõ (cần thêm luận điểm: đất nước cần người tài giỏi, hay phải chăm học mới giỏi…) - GV h/dẫn H/s sắp xếp lại luận điểm |
II. Luyện tập: 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: a. Bài tập Sgk-T83 - Hệ thống luận điểm nêu ra chưa chính xác và chưa hợp lý. - Loại bỏ luận điểm a → không phù hợp b. Nhận xét: - Sự sắp xếp luận điểm chưa hợp lí: - Vị trí luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm (d) không đứng trước (e). +) Sắp xếp lại như sau: a. Một đất nước muốn sánh kịp với bạn bè năm châu, cần có những người tài giỏi. b. Quanh ta có nhiều những tấm gương của các bạn HS đang phấn đấu để đáp ứng nhu cầu của đất nước. c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm. d. Nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp còn thích ham chơi, chưa chăm làm cha mẹ, thầy cô phiền lòng e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học bài thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống g. Vậy bây giờ các bạn nên ít vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở thành người có ích cho c/s tìm được niềm vui chân chính, lâu bền. |
- Gọi HS đọc các luận điểm H: Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm (a) trong bài đều chính xác ? tại sao? H: Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác không? Em thích câu nào hơn cả? Vì sao? H: Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận cứ ở trên được mạch lạc, chặt chẽ? - Cách sắp xếp trong SGK là hợp lí đảm bảo rành mạch sáng rõ và phản ánh được quá trình làm rõ dần luận điểm bước trước đến bước sau và bước sau kế tiếp bước trước |
2. Trình bày luận điểm a. Chọn câu văn giới thiệu luận điểm: Câu thứ 2 xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên.Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thể nối bằng “do đó”. Cách 1: Tốt: đơn giản dễ làm theo Cách 2: không được vì có từ “do đó” không có tác dụng chuyển đoạn. Cách 3: Tốt → giọng điệu gần gũi thõn thiết. b. Sắp xếp luận cứ: - Cách sắp xếp trong SGK là tốt đảm bảo rành mạch sáng rõ → phản ánh được quá trình làm rõ dần luận điểm bước trước, bước sau và bước sau kế tiếp bước trước. |
H: Theo em nên viết câu kết đoạn ntn? Cho phù hợp với yêu cầu của bạn? (Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không? Chỉ có bài văn nghị luận mới cần kết bài. - Nếu nhất thiết có kết đoạn khiến bài văn khó làm, trở nên đơn điệu. - GV HD HS viết đoạn văn H: Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp hay diễn dịch? |
c. Viết câu kết đoạn: Nếu các bạn cứ ham chơi mà lười học như vậy sau này tương lai mù mịt, cuộc sống vất vả thua kém bạn bè, lúc bấy giờ dẫu các bạn muốn vui vẻ phỏng có được không? |
H: Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành qui nạp hoặc từ qui nạp sang diễn dịch được không? H: Có phải chỉ thay đổi vị trí của câu - Không đơn giản thế. Còn cần sửa lại các câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi. - Gọi HS đọc đoạn văn trình bày luận điểm - HS nhận xét - GV bổ xung - nhận xét u khuyết điểm. |
d. Biến đổi đoạn văn diễn dịch sang qui nạp: - Đoạn văn viết theo cách quy nạp. Người học sinh hôm nay ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì đó có ý nghĩa và khó có được niềm vui trong cuộc sống. Muốn có niềm vui trong cuộc sống và trở thành người có ích thì các bạn phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường .Vì sau này lớn lên bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học- kĩ thuật và văn hoá-nghệ thuật ngày một nâng cao.Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức. |
4. Củng cố, luyện tập
H: Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn trình bày luận điểm?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ. Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 6.
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
- Bàn về phép học
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- Viết bài tập làm văn số 6
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)