Giáo án bài Từ hán việt
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán - Việt.
2. Kĩ năng
- Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.
3. Thái độ
- Trân trọng và giữ gìn vốn từ Hán Việt.
- Tích hợp giáo dục môi trường.
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, SGK, SGV,Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
H: Thế nào là đại từ? Đại từ có mấy loại? Là những loại nào? Cho ví dụ?
- Bài tập 4 SGK trong bài Đại từ.
3. Bài mới
Phân loại từ theo nguồn gốc: Từ mượn và từ thuần Việt, Từ mượn gồm có hai nhóm:Mượn tiếng Hán(Từ Hán Việt),Từ gốc Hán; và mượn ngôn ngữ khác.Vậy từ Hán Việt có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: - Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi. H: Các tiếng nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là gì? |
I. Đơn vi cấu tạo từ Hán -Việt 1. Bài tập - Giải nghĩa các yếu tố: + Nam: phương Nam + Quốc: nước + Sơn: núi + Hà: sông |
- Tiếng nào có thể dùng độc lập? Tiếng nào không thể? |
- Cách dùng các yếu tố: + Nam: Có thể dùng độc lập VD: Miền Nam, phía Nam (gió) nồm nam + Quốc, sơn, hà: không dùng độc lập được VD: Không thể nói: Yêu quốc -> phải nói: Yêu nước Leo sơn -> phải nói: Leo núi Lội hà -> phải nói: Lội sông |
H: Theo em các tiếng quốc, sơn, hà có thể dùng để làm gì? |
- Chỉ làm yếu tố tạo từ ghép. VD: Quốc kì, giang sơn, sơn hà... |
H:Tiếng thiên trong từ “thiên thư” có nghĩa là gì H: Tiếng “thiên” trong từ Hán sau có nghĩa là gì? + Thiên nhiên kỉ, thiên lí mã |
+ Thiên thư -> thiên: trời + Thiên nhiên kỉ -> thiên: nghìn + Thiên lí mã -> thiên: nghìn + Thiên đô về TLong -> thiên: dời |
+ Từ bài tập trên hãy cho biết: + Thế nào là từ Hán – Việt? + Cách sử dụng yếu tố Hán – Việt? + Thiên đô về T. Long +Và nghĩa khác nhau của từ Hán Việt? |
2. Kết luận: *Ghi nhớ: SGK T69. |
HĐ2. HDHS tìm hiểu từ ghép H-V H:Các từ “sơn hà”, “xâm phạm”(trong bài NQSH) giang san (trong Tụng giá...sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập? H:Các từ “ái quốc”, “thủ môn”,“chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì? H: Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? H: Dựa vào kết quả trên, em hãy so sánh vị trí của 2 yếu tố chính phụ trong từ ghépTiếng Việt và từ ghép Hán – Việt. |
II. Từ ghép Hán – Việt 1. Bài tập - Sơn hà, xâm phạm, giang san -> từ ghép đẳng lập - Ái quốc, thủ môn, chiến thắng là từ ghép chính phụ. Trong đó yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: - Thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. -> Trong đó yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. => Trong Tiếng Việt vị trí của từ ghép chính phụ: chính – phụ. - Trong Hán Việt vị trí của từ ghép chính phụ:chính - phụ hoặc phụ - chính. |
H:Từ kết quả trong bài tập trên hãy cho biết từ ghép Hán – Việt có mấy loại chính: là những loại nào? |
2. Kết luận. *Ghi nhớ 2: SGK /T 70 |
HĐ3. HDHS luyện tập: + Mỗi bàn phân biệt của 1 nhóm từ đồng âm khác nghĩa - GV đọc câu hỏi HS thực hiện vào vở BT. - 2 HS lên bảng |
III. Luyện tập 1. Bài 1: - Hoa1: (hoa qủa, hương hoa): Chỉ sự vật (cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín) Hoa 2: (Hoa mĩ, hoa lệ): Phồn hoa, bóng bẩy +Phi 1: bay +Phi 2: trái với lẽ phải, trái pháp luật (phi nghĩa,phi pháp...) +Phi 3: vợ thứ của vua, thường xếp dưới hoàng hậu(phi tần, quý phi...) +Tham 1: ham muốn(tham quan +Tham 2: dự vào, tham dự vào VD: tham gia... +Gia 1: nhà (gia đình, gia tộc...) + Gia 2: thêm vào (gia vị...) 2. Bài 3: a. Tìm các từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: VD: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả. b. Tìm từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi |
4. Củng cố, luyện tập
H: Nhận xét về giá trị cấu tạo từ Hán – Việt?
H: Có mấy loại từ ghép Hán – Việt? Là những loại từ nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện lý thuyết, hoàn thiện bài tập 2,4
- Sưu tầm các văn bản được viết bằng chữ Hán.
- Chỉ ra yếu tố Hán – Việt. Lưu ý phần dịch nghĩa
- Chuẩn bị bài: Từ Hán – Việt (tiếp)
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Trả bài tập làm văn số 1
- Giáo án: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Giáo án: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Giáo án: Bài ca Côn Sơn
- Giáo án: Từ hán việt (tiếp theo)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)