Giáo án bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
THÁNG GIÊNG MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT
(Trích, Vũ Bằng)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Năng lực:
-HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút.
+ Bài tuỳ bút thể hiện dòng cảm xúc của một người con xa quê hồi nhớ mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cái tôi tác giả được thể hiện thông qua các yếu tố như hoàn cảnh sáng tác, những rung động tâm hồn, cách cảm, cách nhìn về khung cảnh mùa xuân.
+ Lời văn cúa bài tuỳ bút giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm.
-HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tuỳ bút biểu lộ tình yêu, sự gắn bó tha thiết với quê hương, gia đình của tác giả. Qua những rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, sức sống con người và hương sắc đất trời Hà Nội - miền Bắc vào tháng Giêng hiện lên như một sự khởi đầu cho dòng hồi tưởng (với mỗi tháng là một khung cảnh, câu chuyện), “sống lại” với quá khứ đầy thương nhớ.
2. Phẩm chất:
Thêm yêu quý cảnh sắc, con người của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Giáo án; ppt;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
- Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:Định hướng học sinh vào nội dung bài học.
b. Nội dung:HS trao đổi nhóm về nội dung được nêu trong SHS:
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân; 2. Điều em thích nhất ở mùa xuân. GV có thể cho HS xem một đoạn phim ngắn, tranh, ảnh, nghe một bài hát,... về mùa xuân. GV có thể giới thiệu sơ lược những tín hiệu thẩm mĩ trong bức tranh Chợ hoa đào ở SHS, trang 108 (không khí của Hà Nội khi xuân về, trang phục của phụ nữ,...). Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện cá nhân, huy động kiến thức từ hoạt động ở tiết học trước. Bước 3. Thảo luận, báo cáo HS trả lời Bước 4. Kết luận, nhận định GV dẫn vào bài mới, HS tiếp nhận thông tin bài học. Mùa xuân về làm khơi dậy sức sống trong lòng mỗi người, làm bừng dậy lòng yêu đời, khát khao mãnh liệt về sự sống và tình yêu thương. Vậy trong tâm tưởng của nhà văn Vũ Bằng- người con xa quê thì mùa xuân quê hương mang những nét đẹp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.… |
1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân: học sinh có thể sưu tầm tên bài hát, tranh ảnh...; 2. Điều em thích nhất ở mùa xuân: thời tiết, không khí, chợ xuân, ngày Tết... |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
Nhiệm vụ 4: Tổng kết
b) Nội dung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
HS nêu được những nét chính về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trích tác phẩm “Thương nhớ Mười Hai”.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại
Yêu cầu HS chỉ ra được đề tài, phương thức biểu đạt, tính chất trữ tìnhvà ngôn ngữ của bài tuỳ bút
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
- Nội dung 1: Tìm hiểu không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và không gian gia đình (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng)
- Nội dung 2: Tìm hiểu sức sống của thiên nhiên và con người trước mùa xuân.
- Nội dung 3: Tìm hiểu dấu ấn cá nhân của tác giả và sự tác động của lời văn tới người đọc
Nhiệm vụ 4: Tổng kết
Phiếu học tập số 1:
Không gian thiên nhiên và không gian gia đình trước mùa xuân | |
Câu hỏi |
Câu trả lời |
- Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng) |
|
- Tìm được những chi tiết miêu tả không gian gia đình. |
|
- Nhận xét về không gian mùa xuân của thiên nhiên và không gian gia đình. |
Phiếu học tập số 2:
Sức sống của thiên nhiên, con người trước mùa xuân | |
Câu hỏi |
Câu trả lời |
- Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của thiên nhiên trước mùa xuân. |
|
- Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của con ngườitrước mùa xuân. |
|
- Nhận xét về sức sống của thiên nhiên và con người trước mùa xuân. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)