Giáo án bài Sài Gòn tôi yêu
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu, nhiệt đới đặc biệt là con người Sài Gòn.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt khác của tác giả về Sài Gòn, qua đó rèn luyện kỹ năng viết và phân tích biểu cảm,đọc diễn cảm, phân tích thể tuỳ bút.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
H :Qua bài văn: “Mùa xuân của tôi”, tác giả đã bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với mùa xuân HN?
3. Bài mới
H: Em biết gì về thành phố Sài Gòn (ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh)?
- GV dựa vào câu trả lời của HS giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HD đọc và tìm hiểu chú thích: - Giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi nổi. Chú ý từ ngữ địa phương * GV nêu yêu cầu đọc. - GV đọc mẫu một đoạn văn - Gọi HS đọc tiếp - GV nhận xét - GV lưu ý hs các chú thích SGK. |
I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: - Ba trăm năm - Xá - Bến Nghé - Ui ui |
HĐ2.HD đọc - hiểu : ? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Thể loại nào? ? Có thể chia văn bản này thành mấy đoạn? Nội dung? |
II. Đọc- hiểu văn bản: 1.Thể loại: Tuỳ bút. -Phương thức: Biểu cảm. 2. Bố cục: + Đoạn 1:Từ đầu => tông chi họ hàng, những ấn tượng chung về Sài Gòn. + Đoạn 2: Từ “ở trên đất này” => “Hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về cư dân phong cách con người Sài Gòn. + Đoạn 3: Phần còn lại: Thấy được tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn. |
- Đọc đoạn 1 ? Hình ảnh nào diễn tác sức sống của một đô thị trẻ? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của cách sử dụng đó? |
3. Phân tích 3.1. Vẻ đẹp Sài Gòn. a. Vẻ đẹp cuộc sống và thiên nhiên Sài Gòn: - Sài Gòn cứ trẻ hoài …..đổi thịt + So sánh: Sài Gòn trẻ như cây tơ + Tính từ : Nõn nà + Thành ngữ: Thay gia đổ thịt -> Tác dụng: Cách gợi cảm sức trẻ của Sài Gòn.Thể hiện cái nhìn tin yêu của tác giả đối với Sài Gòn. |
? Khí hậu Sài Gòn được gợi tả như thế nào? |
- Khí hậu Sài Gòn + Nhiều nắng: Nắng sớm ngọt ngào + Nhiều mưa bất chợt: Những cây mưa + Nhiều gió thổi buổi chiều: Chiều lộng gió - Trời u u buồn bã -> trong vắt thuỷ tinh. - Sáng sớm -> chiều -> đêm khuya. => Khí hậu thay đổi nhanh - Nhịp sống Sài Gòn: + Yên ả trong những đêm khuya + Náo động, dập dìu vào những giờ cao điểm. |
?Tác giả đã nói như thế nào về nhịp sống Sài Gòn? |
=> Nhịp sống vừa thanh bình vừa náo nhiệt. |
? Câu ca dao được đưa vào trong bài có tác dụng gì? |
- Câu ca dao đưa vào nhấn mạnh tình cảm của người viết: Thân ái đáng yêu. |
? Qua những chi tiết trên thể hiện điều gì trong tâm hồn tác giả? |
=> Tác giả kết hợp miêu tả với biểu hiện cảm xúc để thể hiện tình yêu và sự gắn bó của mình với Sài Gòn. |
? Phong cách của con người Sài Gòn được khái quát trong những nhận xét nào? |
b. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn. - Người Sài Gòn thân thiện, mến khách. “Sài Gòn bao … kéo đến” Ăn nói tự nhiên, vui vẻ, dễ dãi, ít dàn dựng, tính toán, chân thành, bộc trực. => Cách sống cởi mở, trung thực, tốt bụng |
? Phong cách ấy tạo nên nét đẹp như thế nào của người Sài Gòn? |
=> Phong cách con cháu những người đi mở đất, sống với rừng U Minh, rừng đước, rừng tràm…hoặc những người tứ chiếng giang hồ mưu sinh phiêu dạt, bám trụ vùng đất này để rồi hoà trộn với cư dân đến trước đã hun đúc nên. |
? Hãy kể ra những chi tiết nói về nét đẹp riêng của người Sài Gòn? |
* Đẹp về trang phục: Nón vải, áo bà ba, quần đen rộng, giầy bố trắng, xăng đan. * Đẹp dáng vẻ: - Dáng đi khoẻ khoắn, mạnh dạn. - yểu điệu, thướt tha, e thẹn - Nụ cười thật tình, tươi tắn, thơ ngây. - Cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, hóm hỉnh. * Đẹp về xã giao: - Gặp người lớn cúi đầu, chắp tay chào - Gặp bạn cùng lứa: Hơi cúi và cười. * Đẹp khi hành động vì quê hương đất nước: bất khuất, không do dự, dám hi sinh để bảo vệ quê hương đất nước. => Con người Sài Gòn mang mẻ đẹp giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin nhưng rất quyến rũ và đáng yêu. |
? Nhận xét suy nghĩ của em về vẻ đẹp ấy của người Sài Gòn? |
Đó là vẻ đẹp truyền thống có giá trị bền vững mang sắc thái riêng. |
H: Đọc đoạn cuối em liên tưởng tới VB nào? Của ai? HS: Hồi ký - tự truyện "Lao xao" - Duy Khán. ? Sự nhắc lại thế giới loài chim phản ánh tâm trạng gì của tác giả? Mục đích? |
3.2. Sài Gòn, đô thị hiền hoà - mảnh đất lành: - Sự nhắc lại thế giới loài chim -> mặc cảm, nuối tiếc. + Lên án thói vô trách nhiệm, thói ích kỷ của một số cá nhân. + Tình yêu với thành phố, thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. |
?Suy nghĩ về nhận xét " Thành phố ít chim, nhiều người"? |
-" Thành phố ít chim, nhiều người" + Ưu điểm: sự phát triển của đô thị SGòn. + Dự báo khó khăn, nguy cơ phá hoại môi trường. |
H:Tất cả những điều trên để đi tới khẳng định vấn đề gì? |
-> Khẳng định tình yêu Sài Gòn hơn 50 năm dai dẳng và bền chặt với mơ ước ai cũng yêu Sài Gòn như tác giả. |
?Tình yêu Sài Gòn được tác bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? => Cả hai ? Tình yêu đó thể hiện từ khía cạnh nào? |
3.3. Tình yêu đối với Sài Gòn - Tình yêu bộc lộ trực tiếp bằng các điệp từ “tôi yêu Sài Gòn” và “tôi yêu” + Tôi yêu Sài Gòn da diết + Tôi yêu trong nắng sớm, (…) + Tôi yêu thời tiết trái chứng ,(…) + Tôi yêu cả đêm khuya (…) + Tôi yêu cả phố phường (…) + Tôi yêu cả tĩnh lặng… + Tôi yêu Sài Gòn và tôi yêu con người ở đây. |
? Qua các điệp từ, các khía cạnh biểu hiện của tình yêu Sài Gòn khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn là tình yêu như thế nào? |
=>Điệp từ => Tình yêu mãnh liệt, da diết đối với Sài Gòn. Yêu đến độ hết lòng và mong muốn mọi người hãy đến, hãy yêu Sài Gòn như tác giả yêu. |
HĐ 3. HD tổng kết: ? Bài văn giúp em hiểu gì về cuộc sống và con người Sài Gòn? ? Bài văn có sức truyền cảm? - GV gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ SGK |
III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Sài Gòn mang vẻ đẹp của một độ thị trẻ trung, hoà hợp và mến khách với những nét đẹp riêng về thiên nhiên và con người. 2. Nghệ thuật: - Tình cảm chân thành nồng hậu - Nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm trực tiếp - Sử dụng các điệp ngữ: - Giàu hình ảnh, so sánh độc đáo. |
4. Củng cố, luyện tập
- Đọc một đoạn văn trong bài mà em thích, trình bày cảm nghĩ của mình?
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài: “Sài Gòn tôi yêu”như thế nào.
- Sau khi học văn bản em đc bồi dưỡng tình cảm gì? Nêu suy nghĩ của em về quê hương mình?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn nội dung phân tích, học thuộc phần ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng từ.
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Mùa xuân của tôi
- Giáo án: Luyện tập sử dụng từ
- Giáo án: Trả bài tập làm văn số 3
- Giáo án: Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Giáo án: Ôn tập phần tiếng việt
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)