Giáo án bài Bạch tuộc (Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) - Cánh diều

Với giáo án bài Bạch tuộc (Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án bài Bạch tuộc (Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1:

BẠCH TUỘC

( Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển)

Giuyn Vec- nơ

Ngày soạn:Ngày dạy:

Giáo án bài Bạch tuộc (Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.

- Xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.

- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

2. Về phẩm chất:

+ Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.

+ Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

2. Học liệu

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh về nhà văn Giuyn vec- nơ và văn bản “Bạch tuộc”.

Phiếu số 1: Nối

Phần 1

Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ

     Phần 2

Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ

   Phiếu số 2

Hãy sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích

   

                    

                                                              Phiếu số 3

Con bạch tuộc

Đoàn thủy thủ

                                                          Phiếu số 4

Nghệ thuật

Nội dung

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ xem một bộ phim khoa học viễn tưởng chưa? Khi đó, em có những suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Tri thức đọc, hiểu

a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (Sự kiện, tình huống, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “ Bạch tuộc”

b. Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi.

- HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

? Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học nào?

? Truyện KHVT các sự kiện có thật hay do nhà văn tưởng tượng ra?

?Tình huống trong truyện KHVT thường diễn ra như thế nào?
? Cốt truyện trong tác phẩm KHVT thường gắn với sự kiện gì?

?Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người như thế nào?

? Bối cảnh trong truyện là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Đề tài

Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học như: Công nghệ tương lai, du hành vũ trụ,người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng trái đất...

2. Sự kiện

Sự kiện trong truyện KHVT có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện.

3. Tình huống

Tình huống trong truyện KHVT thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm

4. Cốt truyện

Cốt truyện trong tác phẩm KHVT thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện “ đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ,..

5. Nhân vật

Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người thông thái ( nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,… trong cáclĩnh vực ( đề tài) mà tác phẩm đề cập.

6. Bối cảnh

Bối cảnh trong truyện KHVT thường gắn với đề tài của truyện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học