Giáo án bài Nhật trình Sol 6 (Trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa) - Giáo án Ngữ văn lớp 7

Với giáo án bài Nhật trình Sol 6 (Trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án bài Nhật trình Sol 6 (Trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa) | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

NHẬT TRÌNH SOL 6

( Trích tiểu thuyết Người về từ sao Hỏa)

Andy –Weir

Ngày soạn:Ngày dạy:

Giáo án bài Nhật trình Sol 6 (Trích tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa) | Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

-Thực hành đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.

- Xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.

- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

2. Về phẩm chất:

+ Lòng dũng cảm, khả năng ứng biến linh hoạt trước những hoàn cảnh khó khăn bất ngờ tưởng chừng như tuyệt vọng.

+ Ý chí nghị lực, khát vọng sống, tinh thần vượt khó, khả năng giải quyết vấn đề khi bản thân và người khác rơi vào những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh về nhà văn Andy – Weir, tiểu thuyết “Người về từ sao hỏa” , văn bản “Nhật trình Sol 6

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

Phiếu số 1: Xác định thông tin văn bản

a. Xuất xứ

 

b. Thể loại (Thể loại? đề tài, PTBĐ? Ngôi kể?)

 

c. Bố cục (Nội dung và giới hạn từng phần)

Phiếu số 2

QUÁ TRÌNH TÔI GẶP VÀ VƯỢT QUA TAI NẠN

1. Vì sao nhân vật tôi lại bị thương?Cảm giác của tôi khi đó như thế nào?

2. Tôi tỉnh lại như thế nào? Tình trạng khi đó?

3. Dụng cụ nào đã giúp tôi vượt qua tai nạn? Vì sao?

4. Sau khi tỉnh lại tôi đã làm gì?

5.Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn?

* Qua đó em nhận xét gì về tình huống tôi và đồng đội đã gặp phải – Đặc biệt là tình huống của tôi? Dự đoán điều tệ nhất có thể xảy ra trong tình huống đó?

...................................................................................................................................

,..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

=> Kết quả của tình huống? Từ việc tôi đã làm, nhận xét, đánh giá về nhân vật?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

                                                            Phiếu số 3

Tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật

Hành động

* Nhận xét: .............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

* Tình cảnh và những nguy cơ mà nhân vật gặp phải khi mắc kẹt tại sao Hỏa?

Tình cảnh

Nguy cơ

Nhận xét:

Phiếu số 4

Nghệ thuật

Nội dung

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong văn học, cuộc sống vào nội dung của bài học.

b. Nội dung: Chơi trò chơi “Đoán nhân vật”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Cách 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV đưa ra thông tin 3 thông tin về một nhân vật liên quan chủ đề sinh tồn nơi hoang dã để Hs suy nghĩ, vận dụng kiến thức của bản thân đoán nhân vật

1. Đây là nhân vật rất nổi tiếng trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel – Defoe.

2. Do bị đắm tàu, nhân vật này đã bị trôi dạt vào đảo hoang, chống chọi với đói rét, mưa nắng, thú dữ, bệnh tật, sự cô đơn…

3. Chiếu chân dung nhân vật

B2: Thực hiện nhiệm vụ:HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhân vật Rô-bin-sơn Cru-xo _Trí thông minhnghị lực, sự khéo léo đã giúp Rô – Bin sơn tồn tại, chiến thắng nghịch cảnh để sinh tồn trên hoang đảo hơn 10 năm.

GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản: Câu chuyện về nghị lực sinh tồn luôn hấp dẫn người đọc. Như Robinson ít ra vẫn đấu tranh sinh tồn ở môi trường trái đất, nhưng nếu chẳng may em rơi vào hoàn cảnh gần như Robinson nhưng lại ở môi trường ngoài trái đất thì sao? Điều gì có thể xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Cách 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho Hs xem 1 video về đề đề tàiSao Hỏa/ Du hành vũ trụ và trả lời câu hỏi

https://laodong.vn/the-gioi/da-mat-voi-video-cac-chuyen-du-hanh-vu-tru-cua-nasa-977955.ldo

? Vi deo nói về điều gì?

? Em có suy nghĩ gì về “Du hành vũ trụ”?

? Nội dung vi deo phản ánh điều gì về sự phát triển của thế giới?

B2: Thực hiện nhiệm vụ:HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận:HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học