Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 99 - Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 99 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
Phát triển năng lực tự nhủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thôn qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn..
2. Năng lực đặc thù
Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể về đoc, viết, nói và nghe nhằm đáp ứng các YCCĐ sau:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phóng sự, nhật kí như: Tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết;…
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích sự phù hợp giữa chủ đềm tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn học, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân.
- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thân mật và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.
- Viết được bức thư trao đổi một vấn đề đáng quan tâm.
- Biết tranh luận một vấn đề có những ý kiến trái ngược; thể hiện được thái độ cầu thị khi tranh luận.
3. Về phẩm chất
Trung thực, tôn trọng sự thật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phóng sự. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhật kí. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ thân mật - HS trả lời |
1. Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình kí phản ánh những sự việc, câu chuyện mang tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với một cộng đồng xã hội, thể hiện thái độ rõ ràng của người viết đối với những sự việc đó. Tác giả phóng sự thường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn đối thoại,... nhằm đảm bảo tính xác định của tư liệu, đồng thời kết hợp sử dụng chọn lọc các phương tiện biểu đạt của văn học nhằm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. 2. Nhật kí là một thể loại thuộc loại hình kí, là hình thức tự thuật có độ tin cậy cao, được thể hiện dưới dạng ghi chép hằng ngày, có đánh số ngày, tháng, năm. Những cuốn nhật kí có giá trị văn học không đơn thuần ghi chép sự việc hằng ngày của một cá nhân mà còn giàu tính nhân văn, đặc sắc về ngôn từ và nghệ thuật, ví dụ như nhật kí của Tôn-xtôi (Tolstoi), An-na Phrăng (Anne Frank), Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,… - Tính phi hư cấu trong phóng sự, nhật kí Phi hư cấu: Cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực là đặc điểm của tác phẩm thuộc loại hình kí. Phóng sự, nhật kí cũng như các thể loại khác thuộc loại hình kí (hồi kí, tự truyện, nhật kí, phóng sự, kí sự) coi trọng việc sử dụng các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng. - Chi tiết, sự kiện hiện thực là loại chi tiết, sự kiện có thật trong đời sống, tồn tại một cách khách quan. Đối với phóng sự, nhật kí, việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết vừa thể hiện được tinh xác thực của thông tin vừa đem lại cho người đọc những nhận thức sâu sắc gắn liền với cái nhìn, tình cảm của tác giả về thông tin được phản ánh trong văn bản. 3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thân mật Ngôn ngữ thân mật là loại ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức; thể hiện thái độ, tình cảm thân mật với người thân, bạn bè,… Loại ngôn ngữ này có thể xuất hiện ở cả dạng nói (ví dụ: các cuộc đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày) và dang viết (thư; tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè; nhật kí;…). Ngôn ngữ thân mật có các đặc điểm sau: - Thường sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ địa phương, trợ từ, thán từ,… - Thường sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần tình thái (hình như, có lẽ,…), thành phần cảm thán (á, ôi, chao ôi,…), thành phần gọi đáp (Lan ơi, thưa cô, vâng, dạ,…). |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Con gà thờ
- Những chặng đường hành quân
- Ngõ Tràng An
- Thực hành tiếng Việt trang 112
- Cái giá trị làm người
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12