Giáo án bài Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe - Cánh diều

Với giáo án bài Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…

2. Năng lực đặc thù

- Hiểu và biết cách vận dụng các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói, nghe vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.

3. Về phẩm chất

- Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị của văn học Việt Nam, của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hệ thống lại kiến thức viết, nói và nghe đã học trong chương trình Ngữ Văn 12.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hiểu và biết cách vận dụng các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói, nghe vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1. Phương pháp đọc

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây. 

1. Ở sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông, em đã học những thể loại văn học cụ thể nào? Dẫn ra tên một số văn bản tiêu biểu cho mỗi thể loại.

2. Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

3. Từ kinh nghiệm của bản thân, theo em, yêu cầu nào là quan trọng nhất trong việc đọc hiểu văn bản văn học? Vì sao?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Phương pháp đọc

Câu 1

- Truyện ngắn: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu);….

- Thơ: Nhật kí trong tù (Nguyễn Ái Quốc); Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo); Thời gian (Văn Cao);…

- Kịch: Quan thanh tra (Gogol); Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia);…

- Tiểu thuyết: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng); Chiến tranh và hòa bình (Lép Tôn-xtôi); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh);…

Câu 2

- Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu vì các văn bản đều hướng đến việc cung cấp kiến thức thể loại cho học sinh.

- Điểm khác biệt:

+ Văn bản văn học: Khi đọc văn bản văn học cần chú ý đến các yếu tố như hình tượng, biện pháp tu từ, hình ảnh biểu trưng và cái tôi cá nhân, sự sáng tạo, độc đáo của tác giả.

+ Văn bản nghị luận: Chú ý đến lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản.

Đó là cách thức trình bày và triển khai luận điểm; cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; cách dùng lí lẽ để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói.

+ Văn bản thông tin: Chú ý đến bố cục và mạch lạc của văn bản; Cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản và quan trọng là tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin.

Câu 3

- Theo em, yêu cầu quan trọng nhất trong việc đọc hiểu văn bản văn học là nắm được kiến thức thể loại.

- Nguyên nhân: Kiến thức thể loại dẫn dắt người đọc khám phá về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản. Chỉ khi nắm được kiến thức thể loại, người đọc mới có thể tìm ra sự sáng tạo, độc đáo, sự phá cách nằm bên trong tác phẩm, qua đó nổi bật lên cái tôi cá nhân của tác giả.

2. Phương pháp viết

Khi viết một văn bản cần lưu ý một số điểm nhằm đảm bảo cấu trúc của một văn bản, nội dung bố cục của bài viết được rõ ràng hơn, từ đó người đọc dễ hiểu ý nghĩa của bài viết giúp người viết truyền đạt thông tin nhanh chóng và chính xác. Có kỹ năng viết còn là một yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp, thành thạo của tác giả.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học