Giáo án bài Nội dung ôn tập học kì 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Nội dung ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…

2. Năng lực đặc thù

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì II.

3. Về phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Xem lại phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ

Hoạt động 1. Ôn tập

a. Mục đích: 

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì II

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm bài tập trong sgk

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

* Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lập bảng so sánh những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu giữa hai sách Ngữ văn 12, tập một và tập hai.

Trả lời:

- Bảng so sánh theo thể loại:

Thể loại

Tập 1

Tập 2

Truyện

Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

 

Kịch

Hài kịch

 

Nhật kí, phóng sự, hồi kí

Nhật kí bằng thơ

Thơ

Thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thơ hiện đại, Thơ tự do

Tiểu thuyết

 

Tiểu thuyết hiện đại

Văn tế

Văn tế

 

Văn nghị luận

Nghị luận xã hội, nghị luận văn học

Văn bản thông tin

- Bảng so sánh theo kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Tập 1

Tập 2

Văn bản tự sự

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nhật kí đặng thùy trâm, Quyết định khó khăn nhất

Vi hành, hạnh phúc của một tang gia,…

Văn bản biểu cảm

Việt Bắc; Tây tiến; Mưa xuân

Đàn ghi ta của Lor-ca; Bài thơ của một người yêu nước mình; Thời gian

Văn bản

miêu tả

Muối của rừng; Chiếc thuyền ngoài xa; Hai cõi U Minh

Vi hành, đêm trăng và cây sồi

Văn nghị luận

Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người; Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ; Tin học có phải là khoa học,…

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):  Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì với các bài khác trong sách Ngữ văn 12, tập hai?

Trả lời:

Cấu trúc và các nội dung của Bài 6 đi theo một tác giả - Nguyễn Ái Quốc với nhiều thể loại của tác giả. Các bài khác đi theo một thể loại và tìm hiểu nhiều tác giả.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong Bài 7.

Trả lời:

- Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại là phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, thời sự, cấp thiết của thời đại. Như trong “Hạnh phúc của một tang gia”, tác phẩm đã xây dựng bức tranh hiện thực về xã hội chạy theo lối sống Văn minh Âu hóa, vạch trần bản chất xã hội tư sản thành thị bấy giờ.

- Phong cách hiện thực trong văn học lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn có làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản. Trong “ánh sáng cứu rỗi”, tác giả miêu tả toán lính Mỹ một cách tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể: “tên lính da đen mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân dận bốt đờ xô, tay nắm đầu sợi dây da.”.

- Phong cách hiện đại với nguyên tắc lấy việc phá vỡ các giới hạn và khuôn mẫu, dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, kết cấu phi tuyến tính,… Trong “ánh sáng cứu rỗi” đó là sự thay đổi của thời gian, tạo nên kết cấu phi tuyến tính. Kiên trở về quá khứ, dòng hồi tưởng trỗi dậy, những cảm xúc kinh hoàng giờ chỉ có nỗi buồn mênh mang.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học