Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các tình huống giao tiếp.
- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các nhiệm vụ học tập và tình huống thực tiễn liên quan đến giao tiếp cá nhân.
3. Về phẩm chất
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật hiệu quả trong thực tiễn giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Cho tình huống: Lớp em chuẩn bị tổ chức lễ chia tay ra trường. Em sẽ nói điều gì để bày tỏ cảm xúc với các bạn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, kết luận:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các tình huống giao tiếp.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi: + Xác định đặc điểm và nêu cách sử dụng của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Đặc điểm - Ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp có tính nghi thức, chẳng hạn, trong bài phát biểu chào mừng phái đoàn quốc tế, lời chúc Tết đồng bào của lãnh đạo nhà nước, thư trao đổi với đối tác thương mại, thư mời tham dự hội thảo khoa học, đơn xin việc,… - Ngôn ngữ thân mật được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, mang tính cá nhân hóa cao, chẳng hạn, trong thư hoặc tin nhắn gửi cho người thân hoặc bạn bè, lời trò chuyện trong quán cà phê, thảo luận nhóm bàn kế hoạch đi tham quan,… 2. Cách sử dụng - Trong giao tiếp, cần căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật cho phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ thân mật hay trang trọng cũng cần phải điều tiết để không vượt quá ngưỡng cảnh quy định. Ngôn ngữ thân mật thường diễn đạt ý nghĩa một cách trực tiếp và thẳng thắn, do vậy, dễ dẫn đến sự suồng sã và thiếu lịch sự. Ngược lại, ngôn ngữ trang trọng cũng có thể tạo ra khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện hoặc khiến cho cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên. - Trong một số tình huống giao tiếp, có thể có sự chuyển đổi linh hoạt giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tùy thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng giao tiếp. Sự chuyển đổi này thể hiện sự vận động phức tạp và tinh tế của các mối quan hệ xã hội, từ sơ giao đến thâm giao hoặc ngược lại, từ gắn bó đến lạnh nhạt, khách sáo. Đôi khi sự chuyển đổi này, cũng như sự cố tình nhầm lẫn “phong cách ngôn ngữ”, chỉ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về điển cố để làm bài tập trong SGK.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ:
HS thực hiện các bài tập trong SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, viết bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời lần lượt từng HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau:
a. Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A, Tổng Giám đốc công ti ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ti và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12